Phong Thủy bàn thờ Phật
Việc thờ Phật, tôn kính Phật được thể hiện qua việc nghiêm trì giới luật, việc nổ lực thực hành những di huấn của Ngài. Đây là điều then chốt trong việc thờ Phật.Chúng ta thờ Phật là để có một tấm gương sáng chiếu vẹn tròn tốt lành trước mặt, giúp chúng ta kiểm điểm từng tư tửng, từng lời nói, từng hành động của chúng ta để tiến dần đến Chân Thiện Mỹ như Ngài.
PHẦN I
I. Ý nghĩa lập bàn thờ Phật
Người Phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng rất xem trọng việc thờ phụng Trời Phật, Thần Thánh, Gia Tiên. Bàn thờ luôn được đặt ở vị trí trang trọng nhất trong nhà. Khi đối diện trước một khung cảnh trang nghiêm, tâm chúng ta dể gom về một mối. Tâm thanh tịnh được gom về một mối thì trí tuệ dễ phát sinh. Với những người theo đạo Phật thì tín ngưỡng thờ cúng luôn được coi trọng. Cách bài trí tượng Phật cũng có những qui tắc phong thủy nhất định.
Việc thờ Phật, tôn kính Phật được thể hiện qua việc nghiêm trì giới luật, việc nổ lực thực hành những di huấn của Ngài. Đây là điều then chốt trong việc thờ Phật. Là Phật Tử, hiểu đức Phật và học theo lời dạy của Ngài thì con người chúng ta hoàn thiện bản thân rất nhiều, từ bỏ những thói hư tật xấu, Tâm rộng mở từ bi, hiểu được thế nào là Nhân Quả, Tri Ân, Ngưỡng Mộ và Tôn Kính.
Chúng ta thờ Phật là để có một tấm gương sáng chiếu vẹn tròn tốt lành trước mặt, giúp chúng ta kiểm điểm từng tư tửng, từng lời nói, từng hành động của chúng ta để tiến dần đến Chân Thiện Mỹ như Ngài.
Theo tính ngưỡng thờ Phật là cầu mong sự bình an thanh thản đến với gia đình, nhằm giải thoát tai ương.
1.Vị trí lập bàn thờ
Trong kiến trúc nhà ở truyền thống ít biến đổi, bàn thờ cố định tại Trung Cung (khu vực trung tâm của ngôi nhà). Bước vào cửa chính có thể gặp bàn thờ và bộ ghế tiếp khách, một cách xếp đặt rất quen thuộc của người Việt chúng ta.
Nhưng với những ngôi nhà có kiến trúc hiện đại ở thành phố thì hiện nay cách bố trí xếp đặt gian thờ cũng có phần khác biệt, thông thường gia chủ dành riêng một phòng để thờ trên tầng thượng.
Có độ cao thích hợp để khi cúng mọi người tỏ được sự ngưỡng vọng thành kính của mình với ơn trên Phật, ThầnThánh, phía trên bàn thờ là nóc nhà và bầu trời, không có các phòng ốc khác đè lên, phía trước bàn thờ là khoảng không gian trang trọng, phía sau là một bước tường vững chắc.
Kích thước bàn thờ cũng cần chú ý, tốt nhất theo kích thước Lỗ Ban.
Nhiều gia đình dành hẳn một phòng riêng cho việc thờ phụng, nhưng cũng có nhà lại thích đặt ở phòng khách, không gian sinh hoạt chính để tiện lợi hơn.
Chọn tủ thờ có phần dưới và bên hông là cánh tủ chứa đồ (hương, đèn, bình hoa, kinh phật…). Phòng thờ có thể kết hợp với thư phòng.
Bài trí bàn thờ nghiêm trang, không u tịch. Do tính chất nhà ở là Dương, không thiên về tính Âm (không giống như một ngôi chùa hay đền miếu).
2. Xác định hướng đặt bàn thờ
Căn cứ vào mệnh của chủ nhà để bố trí đặt hướng bàn thờ cho tốt
Người mệnh Đông tứ trạch thì bàn thờ an vị vào một trong 4 hướng sau:
Khảm (Bắc), Tốn (Đông Nam), Chấn (Đông), Ly (Nam).
Người mệnh Tây tứ trạch thì bàn thờ an vị vào một trong 4 hướng sau:
Đoài (Tây), Càn (Tây Bắc), Cấn (Đông Bắc), Khôn (Tây Nam)
Nhưng theo quan điểm của vài người bàn thờ nên đặt ở hướng Tây Bắc của ngôi nhà hoặc của phòng thờ. Bởi vì, đây là hướng tượng trưng cho trời. Tây Thiên Cực Lạc.
Theo Phong Thủy nếu việc thờ cúng không tốt, vị trí bàn thờ không phù hợp sẽ ảnh hưởng xấu đến vận khí và sự may mắn của gia chủ. Do đó cần phải tránh các điều kiêng kỵ sau:
II. Những điều kiêng kỵ. Nên và không nên làm gì khi đặt bàn thờ Phật trong nhà.
1. Không đặt bàn thờ ở hướng Đông Bắc nhìn về hướng Tây Nam, và ngược lại cũng không nhìn về hướng Đông Bắc. Vì hai hướng này đều là hướng Ngũ Quỷ.
2. Không lấy gổ đã qua sử dụng để làm bàn thờ.
3. Không đặt bàn thờ sát nhà tắm, hay đối diện với cửa phòng tắm. Vì tắm rửa là việc trút bỏ những gì ô uế dơ bẩn, đặt bàn thờ gần nơi này sẽ làm mất sự tôn nghiêm, thành kính. Tượng Thần Thánh không đối diện trực tiếp với cửa phòng toilet.
4. Không đặt tượng Thần hoặc vật thể thiêng liêng nằm ở tầng dưới phòng toilet. Hoặc bên dưới xà nhà, hay đối diện trực tiếp với cầu thang. Đại kỵ đặt bàn thờ bên dưới cầu thang, điều này có nghĩa là mọi người trong nhà thường xuyên giẫm đạp bước qua Thần Thánh.
5. Bàn thờ Thần và Phật có thể để chung, nhưng bát hương không để sát nhau.
6. Không đặt bàn thờ ở lối đi lại, điều này sẽ làm ồn ào, mất đi sự thanh tịnh của nơi thờ cúng.
7. Không đặt bàn thờ trong phòng ngủ, đặc biệt là phòng ngủ của vợ chồng.
8. Không đặt giường ngủ phía sau bàn thờ. Những cặp vợ chồng và người chưa lập gia đình có độ tuổi từ 12 – 60 cần tránh điều này, nếu không sẽ ảnh hưởng đến “ đào hoa nhân duyên” của mình. Trong tiềm thức của chúng ta thường nảy sinh tư tưởng hướng về cỏi tâm linh, nếu thường xuyên ngửi mùi nhang khói, nghe những lời tụng niệm, đọc kinh, gõ mõ…từ đó liên tưởng đến thần thánh sẽ nhạt dần với đời sống trần tục, với quan hệ tình cảm lứa đôi…Nên có vách ngăn.
Phần II
I. Vị trí và phương hướng đặt tượng Thần, Phật
Theo như tập tục hàng ngàn năm nay, khi bài trí tượng thờ cúng nên lưu ý những điều sau:
Tượng nên hướng thẳng ra cửa chính
Nếu bạn không tin thì hãy chú ý quan sát tượng Thần, Phật được bài trí trong đền chùa. Nhưng không phải bất cứ tượng nào cũng phải tuân theo quy tắc này. Chỉ với những tượng như Quan đế hay Thần tài địa chủ nên theo quy tắc trên, còn lại những tượng khác trong nhà cũng không nhất thiết phải vậy.
Nên đặt tượng tại phòng khách, cửa hàng và nơi ở
Tượng 2 bên nên tránh cửa và hành lang để tránh “xung khí”. Nếu vị trí xung khí sẽ khiến duyên vợ chồng mỏng manh, sự nghiệp trắc trở, sức khỏe suy yếu, lắm điều thị phi…
1. Không nên đặt tượng Phật hướng vào nhà vệ sinh, cửa phòng ngủ hay bàn ăn.
2. Không nên đặt tượng trong phòng ngủ.
3. Không nên mua quá nhiều tượng về nhà.
4. Không được đặt tượng tại những nơi không sạch sẽ, ẩm thấp.
5. Tượng nếu đặt trên xe phải quay mặt hướng về phía trước.
6. Nên đặt tượng trên một chiếc đĩa lót giấy đỏ
7. Tranh ảnh Phật không nên cuộn tròn lại
8. Tượng cũ bị mờ mắt hoặc tay nên tô vẽ, lau chùi lại.
II. Cách bài trí tượng Phật
Thờ Phật tại gia bảo hộ bình an và cũng có những quy tắc nhất định.Tượng Phật đem về nhà không nên coi là đồ cổ hay vật báu mà cất giữ cẩn thận, như vậy sẽ ảnh hưởng tới mọi thành viên trong gia đình.
Tối kị đặt tượng Quan âm cùng các tượng thần khác.Rất nhiều gia đình, cửa hàng hay nhà hàng đặt tượng Quan âm cùng các tượng khác như Quan đế. Như vậy rất không tốt, bởi những lý do sau:
Nếu trong nhà hàng, cửa hàng ăn uống thờ Quan âm sẽ không thích hợp bởi Quan âm vốn thanh tịnh, tinh khiết và ăn chay. Khi dâng đồ cúng Quan âm thường chỉ cần bông hoa, trầu cau, trái cây. Bởi vậy nếu đặt tượng Quan âm cùng các tượng Thần khác sẽ không tốt khi cúng đồ mặn.
Bát hương luôn luôn sạch sẽ, không có những cây hương thừa và nhiều gốc nhang, thường được thu dọn như mới thắp hương lần đầu.
Các nữ tín đồ thờ Phật tại nhà đến kỳ kinh nguyệt thì không dám tới chùa lễ Phật, thậm chí không dám đến trước bàn thờ Phật để thắp hương tụng kinh, tọa thiền, niệm Phật. Điều này là không đúng, chỉ cần tắm gội sạch sẽ là có thể thắp nhang lễ Phật. Tu Tâm là chính.
Một người khi đạt được một trình độ tu tập vững chãi, nghĩa là đã vượt qua mọi hình thức rườm rà, thì việc thờ tự đối với họ không còn cần thiết nữa, hay những phương thức cúng bái cầu kỳ. Đối với họ bây giờ chỉ có Tâm Thành là đủ. Họ không cần nương vào những đối tượng bên ngoài để nhắc nhở họ nữa, mà lúc nào hình ảnh của đức Phật cũng hiện rỏ trong tâm họ. Khi này cuộc rống của họ hoàn toàn phù hợp với lời dạy của đưc Phật. Những mẩu người này là họ thờ Phật ngay trong Tâm Tưởng.
Theo quan điểm Phật giáo thì chư Phật, Bồ Tát có ở khắp mọi nơi, không một chỗ nào không ứng hiện. Tất cả mọi hướng đều có chư Phật, Tam bảo, Long thiên hộ pháp.
Như vậy, đương nhiên là không hề có những vấn đề do tín ngưỡng dân gian tưởng tượng ra. Khi thờ Phật không cần “khai quan điểm nhản”. Vì chư Phật, Bồ Tát là đấng tối cao, nhập niết bàn, đạt thành chính quả. Không ai vô thường như Ngài để có thể “khai quan điểm nhản”cho Ngài.
Hình và Tượng Phật khi chúng ta thỉnh về cần phải lau chùi thật sạch thật tinh khiết, khăn và thau chậu phải đảm bảo còn mới, có thể sử dụng rượu, nước hoa thơm, nước lá bưởi…
Chỉ cần chọn một ngày trăng tròn sáng tỏ, vị trí nào mình cho là tôn quí nhất, rồi với lòng thành kính chọn một thời điểm tốt thích đáng để đặt tượng thờ Phật là được.
Để lòng thành được trọn vẹn hơn, trước khi thắp nhang cung thỉnh thờ Phật ở nhà nên đến chùa thắp 3 nén nhang bày tỏ lòng thành, khấn vái, cầu xin chư Phật chứng giám lòng thành, xin thỉnh Ngài về ngự tại gia con tên…tuổi… để được thờ cúng. Sau đó xin 3 cây nhang vừa mới thắp ở chùa mang về nhà thắp lên bát hương bàn thờ Phật tại nhà. Thắp thêm 3 cây nhang mới đều khắp các bàn thờ trong gia đình. Như thế đã hoàn tất việc thỉnh bàn thờ Phật.
Bàn thờ phải luôn sạch sẽ và sáng chiều thường xuyên thắp nhang. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bàn thờ hướng trực tiếp ra cửa chính. Tượng Phật, Thần Thánh hoặc vật thể thiêng liêng phải đặt trên bàn kệ cao. Đèn trên bàn thờ luôn bật sáng nhằm thu hút năng lượng Dương.
III. Kết quả trì Tâm
Rất nhiều người chọn những mặt ngọc hay mặt phật mang trên người làm vật hộ thân. Theo như truyền thống của người Trung Quốc thì nam giới sẽ mang mặt Quan âm còn nữ giới mang mặt Phật .
Nữ giới luôn mang trong mình nhiều sự phiền muộn, rắc rối. Với sự khoan dung, đức độ và tĩnh lặng, gương mặt của Phật sẽ hóa giải những phiền muộn này. Bởi vậy khi nữ giới mang Phật bên mình sẽ giúp cho tâm hồn thư thái, tĩnh tâm, nhẹ nhõm.
Quan âm từ hàng ngàn năm nay chính là hóa thân của từ bi, độ thế, là biểu tượng của Chân, Thiện, Mỹ. Quan âm tâm tính hiền từ, thế thái đoan trang. Khi nam giới mang Quan âm bên mình có thể kìm hãm sự nóng nảy, tránh xa những điều thị phi, hóa giải kiếp nạn, phù hộ bình an.
Có người cho rằng có những bài chú, bài kinh nào đó thì người tu tại gia không được niệm, hoặc có những bài chú, bài kinh nào thì không được niệm vào một giờ nào đó.
Kỳ thực, với tấm lòng cung kính, tất cả mọi bài kinh, chú đều có thể tụng niệm ở bất cứ nơi nào thanh tịnh. Tốt nhất là trước khi tụng niệm nên rửa tay, súc miệng rồi đứng trước bàn thờ thắp hương lễ Phật mà tụng niệm, cũng không nên nói người tu tại gia không được tụng kinh nào đó hoặc không được niệm chú nào đó, trừ những pháp môn quy định đặc biệt của Mật Tông thì không kể.
Trong một nhà cũng có thể có người tin Phật, có người tin Thần, phải chăng có thể thờ chung cả Thần và cả Phật trong cùng một bàn thờ ? Điều đó nên coi là không có vấn đề gì.
Nên thờ Phật ở chính giữa, cúng Bồ Tát ở hai bên, cúng các Thần ngoài cùng, coi là kẻ bảo vệ bên ngoài cho Tam bảo, cũng nên để cho các Thần gần gũi với Tam bảo để tu học Phật pháp, gây thần nhân duyên với đạo Phật.
Đối với tro hương cùng các kinh sách, tượng và các pháp vật bị hư hỏng thì chọn chỗ đất trống và đồ đựng sạch sẽ, bỏ các thứ đó vào rồi châm lửa đốt đi, đốt xong đào lỗ chôn xuống đất là được. Những thứ làm bằng kim loại không đốt được thì tìm chỗ cất kín, một thời gian sau sẽ xử lý thải bỏ như đối với đồ đạc cũ kỷ rách nát khác.
Thời gian tu hành tại nhà thích hợp nhất là vào lúc sáng sớm và buổi tối, lúc đó nhờ thân tâm thanh tịnh, thoải mái. Như vậy mới có thể chuyên chú, thành tâm mà tu tập.
Nếu vì tính chất công việc làm ăn thì đương nhiên có thể chọn những thời gian khác nhau. Tốt nhất là không lập bàn thờ trong phòng ngủ, không nên ngồi tọa thiền, lễ Phật, tụng kinh ở trên giường.
Nhưng nếu nhà ở chỉ có một phòng thì tốt nhất là lúc bình thường lấy vải khăn che phủ tượng Phật. Khi nào lễ Phật thì xếp dọn giường chiếu chỉnh tề, sạch sẽ rồi mới mở khăn tượng Phật ra. Nếu giường làm lễ cúng được, coi đó cũng là một nơi để tu hành.
Nói tóm lại, lấy cái tâm thanh tịnh, cung kính để biểu thị mức độ trang trọng, nghiêm túc làm nguyên tắc.
Sau khi đã quy y Tam Bảo thì không được quy y một tôn giáo nào khác, không được thờ phụng một đền miếu, đạo tràng nào của tín ngưỡng dân gian. Tuy vậy vẫn phải giữ thái độ tôn kính đối với các tín ngưỡng đó.
Chúng ta thờ Phật với tất cả Tâm Thành Thiện Ý như vừa nêu trên, thì chúng ta gặt hái được những lợi lạc cả hiện tại lẫn vị lai. Dưới hình ảnh hiền hòa từ bi nhưng chứa đầy nghị lực của đức Phật, chúng ta học theo di huấn của Ngày thì toàn gia chúng ta sẽ có một bầu không khí đầm ấm, bao dung nhờ ảnh hưởng đạo vị qua chân dung của Ngài.
Từ không khí gia đình này sẽ lan rộng ra đến xóm giềng. Từ những cá nhân trong gia đình này sẽ ảnh hưởng đến những công dân ngoài xã hội…
Kết quả này thu hoạch được nhiều hay ít, mức độ thăng tiến tinh thần cao hay thấp, hoàn toàn tùy thuộc vào tỷ lệ thực hành của từng cá nhân, học qua nhân cách của đức Phật (nhân cách hướng thiện, từ bi hỷ xã, phổ độ chúng sanh, giúp đỡ mọi người, không tham lam, sân si, hận thù, biết ơn, trọng ơn và báu ơn…). Mọi kết quả tốt đẹp được khai quật từ kho tàng vô tận trong bản thân của mỗi người chúng ta chứ không phải đức Phật ban bố kết quả ấy.
Tác giả: Ngọc Cầm | Đã xem: 8813