Lịch âm dươngToday

Giải đáp tư vấn

Câu hỏi mới nhất

tu vi ngay
Nguyen ngoc Danh
[email protected]

tu vi tuoi mau tuat hom nay
Xem tiếp

Vào Thứ Sáu hàng tuần, Click vào đây để đặt câu hỏi, vấn đề của bạn sẽ được Cô Ngọc Cầm tư vấn hoàn toàn miễn phí (dành cho 2 câu hỏi sớm nhất)

  • Phong thủy vượng tài lộc
Thứ tư 23/10/2013

Tuổi Tỵ: Thiên tài Chính trị, và Kinh doanh sáng tạo

Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng với những ý tưởng kinh doanh táo bạo, nhiều tỷ phú tuổi Tỵ sớm gặt hái thành công và nổi tiếng thế giới.

A. Thiên tài Chính trị và Kinh doanh tuổi Tỵ có tầm ảnh hưởng Quốc tế:

1. Abraham Lincoln - vị Tổng thống tài ba

Tuổi Tỵ với những chính khách nổi tiếng trên thế giới (1)

Năm 2009, Tổng thống thứ 16 của Mỹ, Abraham Lincoln đã được các sử gia Mỹ bình chọn là nhà lãnh đạo tài ba nhất. Theo đó, Lincoln trở thành Tổng thống Mỹ tài ba nhất lịch sử. Xếp sau ông là các cựu Tổng thống George Washington, Franklin D. Roosevelt, Theodore Roosevelt và Harry Truman.

Lincoln thành công trong nỗ lực lãnh đạo đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng hiến pháp, quân sự, và đạo đức - cuộc nội chiến Mỹ - duy trì chính quyền liên bang, đồng thời chấm dứt chế độ nô lệ, và hiện đại hóa nền kinh tế, tài chính của đất nước.

Ông sinh năm 1809, năm 1865 bị ám sát. Lincoln sở hữu tính cách điềm tĩnh cần thiết cho một chính khách, nhất là trong tình thế phức tạp. Ông được xem là một chính khách mẫu mực đại diện cho mọi phẩm chất tốt đẹp của nền dân chủ cộng hòa tại Mỹ với tinh thần bình đẳng và quên mình vì nước.

2. Mahatma Gandhi - vị anh hùng Ấn Độ

Tuổi Tỵ với những chính khách nổi tiếng trên thế giới (2)

Mahatma Gandhi (1869 - 1948), là anh hùng dân tộc Ấn Độ, đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu người dân. Trong suốt cuộc đời, ông phản đối tất cả các hình thức khủng bố bạo lực và thay vào đó, chỉ áp dụng những tiêu chuẩn đạo đức tối cao. Nguyên lí bất bạo lực được ông đề xướng đã ảnh hưởng đến các phong trào đấu tranh bất bạo động trong và ngoài nước cho đến ngày nay.

Từ lúc lãnh đạo cuộc đấu tranh giành tự do và đứng đầu đảng Quốc dân Đại hội Ấn Độ năm 1918, ông được hàng triệu dân Ấn Độ gọi một cách tôn kính là Mahatma, nghĩa là "linh hồn lớn", "vĩ nhân" hoặc "đại nhân".

Ngày sinh của ông, 2/10, là ngày lễ quốc gia của Ấn Độ. Năm 2007, LHQ ra nghị quyết lấy ngày 2/10 là ngày quốc tế bất bạo động.

3. Park Chung-hee: Công liền tội

Tuổi Tỵ với những chính khách nổi tiếng trên thế giới (3)
Park Chung Hee và con gái
 

Park Chung Hee (1917 - 1979) là Tổng thống thứ ba của Hàn Quốc, tại nhiệm trong bốn nhiệm kỳ từ 1963 - 1979. Ông là người thành lập nền cộng hòa thứ ba trong lịch sử Hàn Quốc.

Tên tuổi ông gắn liền với công cuộc hiện đại hóa Hàn Quốc nhờ đường lối phát triển kinh tế lấy xuất khẩu làm chủ đạo. Hàn Quốc không còn là một đất nước nghèo nàn như những thế kỷ trước, mà trở thành một trong những con hổ của châu Á. Về mặt quân sự, ông thực hiện chính sách liên minh với Mỹ. Trong 18 năm cầm quyền, ông đã thực hiện chính sách độc tài, trấn áp những người bất đồng chính kiến. Điều này đã dẫn đến vụ ám sát Park Chung Hee năm 1979, do giám đốc Cục Tình báo Trung ương Hàn Quốc thực hiện.

Năm 1999, ông được tạp chí Time chọn là một trong 100 người châu Á tiêu biểu của thế kỉ 20. Ông vừa là một lãnh đạo được người dân Hàn Quốc mến mộ vì nhờ ông đất nước trở nên thịnh vượng, nhưng đồng thời bị chỉ trích như một lãnh đạo độc tài.

4. Tập Cận Bình - nhà lãnh đạo bí ẩn

Tuổi Tỵ với những chính khách nổi tiếng trên thế giới (4)

Ông sinh ngày 1/6/1953, hiện là Tổng bí thư, Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Phó Chủ tịch nước và là nhân vật số một trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc.

Ông được mệnh danh là một "thái tử", là con trai của nguyên phó thủ tướng Tập Trọng Huân. Tuy xuất thân "danh gia vọng tộc', nhưng ông đã phải “ẩn mình” trong suốt thời gian diễn ra cuộc cách mạng Văn hóa. Ở tuổi 15, ông được gửi tới lao động cùng với các nông trên những quả đồi của tỉnh Thiểm Tây. Rồi từ một vị trí khiêm tốn ở Bắc Kinh năm 1979, ông đã thăng tiến nhanh chóng trong hàng ngũ chính phủ.

Nhiều chính khách trong và ngoài Trung Quốc nhận xét ông Tập Cận Bình "dễ chơi" nhưng bí hiểm. Ông hiếm khi để cho thế giới hiểu cách ông điều hành công việc như thế nào.

Nhìn chung, Tập Cận Bình được đánh giá là một con người cẩn trọng, tạo cho mình hình ảnh một nhà lãnh đạo thực dụng và kiên định.

5. Yoshikazu Tanaka, tỷ phú tự thân trẻ nhất Nhật Bản
 
Yoshikazu Tanaka là người giàu thứ 7 Nhật Bản và thứ 248 thế giới với 4,3 tỷ USD tài sản. Tanaka sinh năm 1977 (Đinh Tỵ) tại Mitaka, Tokyo và tốt nghiệp khoa Luật Đại học Nihon năm 1999. Sau đó, anh làm việc cho Sonet Entertainment (Sony Communication Network) một thời gian rồi chuyển sang website bán hàng Rakuten. Ý tưởng thành lập Gree đến với Tanaka năm 2003 khi anh làm quen với mạng xã hội Friendster của Mỹ.
 
Tanaka cảm thấy rất hứng thú và cũng muốn làm một dịch vụ tương tự và SNS Gree đã ra đời vào cuối năm 2003. Dịch vụ này hỗ trợ các thành viên chia sẻ nhiều thông tin như lý lịch cá nhân, nhật ký, ảnh, email và lập nhóm. Tháng 2/2004, Tanaka cho SNS Gree hoạt động công khai và chỉ một tháng sau đã có đến 10.000 người tham gia. Tháng 12/2004, Tanaka chính thức thành lập công ty Gree và đặt trụ sở tại Tokyo.
 
Đến nay, Gree đã có 1.400 nhân viên, trong đó, 200 người làm việc tại văn phòng ở San Francisco. Tổng số thành viên của mạng xã hội này là 29 triệu tại Nhật Bản và 190 triệu trên toàn thế giới.
 
Năm 2011, giá cổ phiếu của công ty này đã tăng gần 100% khi cả doanh thu lẫn lợi nhuận đều tăng vọt. Thậm chí còn có tin tức rằng Gree chuẩn bị niêm yết tại nước ngoài. Cùng trong năm đó, Tanaka mua lại mạng game di động nổi tiếng của Mỹ - OpenFeint với giá hơn 100 triệu USD. Anh cũng hợp tác với công ty cung cấp dịch vụ giải trí trên internet lớn nhất Trung Quốc - Tencent. Vì vậy, Tanaka hoàn toàn có cơ sở khi đặt mục tiêu đạt 1 tỷ thành viên trên Gree trong 3 - 5 năm tới.
 
6. Tỷ phú Mikhail Prokhorov giàu nhất nước Nga
 
Ở Nga, Prokhorov được biết đến như một nhà tỷ phú độc thân, khiêm tốn, hài hước. Dmitrievitch Mikhail Prokhorov sinh ngày 3/5/1965 (Ất Tỵ), là một doanh nhân tỷ phú Nga và chủ sở hữu của đội bóng rổ Mỹ, Jersey Nets. Sau khi tốt nghiệp từ Học viện Tài chính Moskva, ông đã làm nên tên tuổi trong lĩnh vực tài chính và tiếp tục trở thành một trong những nhà công nghiệp hàng đầu của Nga trong lĩnh vực kim loại quý. 
 
Trong khi Prokhorov đang điều hành Norilsk Nickel, công ty trở thành nhà sản xuất nickel và palladium lớn nhất thế giới. Ngoài việc đứng đầu Tập đoàn Norilsk Nickel, tỷ phú Mikhail Prokhorov còn có nguồn thu từ Tập đoàn Polyus Gold lớn nhất hiện nay ở Nga. Ông là người khá nổi tiếng tại các câu lạc bộ thể thao bởi tài chơi bóng rổ, bóng đá, hockey và việc cặp kè với những phụ nữ xinh đẹp, nổi tiếng.
 
Trong tháng 12/2011, Prokhorov tiến sâu hơn vào chính trường Nga với việc tuyên bố rằng ông sẽ chạy đua như là một ứng cử viên độc lập trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2012. Prokhorov là người đàn ông giàu thứ ba nước Nga và nằm trong top 32 người giàu nhất trên thế giới theo danh sách Forbes bình chọn năm 2011 với tài sản ước tính 18 tỷ USD.
 
7. Tỷ phú Thái Lan Vikrom Kromadit khởi nghiệp bằng hai bàn tay trắng
 
Vikrom Kromadit, sinh năm 1953 (Quý Tỵ), đến từ tỉnh Kanchanaburi - Thái Lan, là con của một người trồng mía, không muốn nối nghiệp cha, đã quyết chí lập thân ở thủ đô Bangkok. Ở tuổi 22, với hai bàn tay trắng, Vikrom đã không ngừng phấn đấu, vươn lên bằng một ý chí mạnh mẽ, trở thành nhà phát triển khu công nghiệp lớn nhất Thái Lan, Chủ tịch kiêm CEO tập đoàn Amata lừng danh Đông Nam Á.
 
Vikrom Kromadit là con trai cả của gia đình có 23 người em và có người cha vũ phu, độc đoán. Ông tham gia thương mại từ khi còn nhỏ, gây dựng “cơ nghiệp” bán lạc rang khi mới 5 tuổi, quản lý 300 nhân công khi mới lên 10. Ông tốt nghiệp từ Đại học Quốc gia Đài Loan, nơi ông nhận học bổng của chính phủ Đài Loan để học kỹ thuật cũng như văn hóa và ngôn ngữ Trung Hoa.
 
 Tỷ phú Vikrom Kromadit tại buổi ra mắt cuốn tự truyện “Nghiệt ngã và thành công”, tựa đề tiếng Anh là “Be a better man” ở TP.HCM.
 
Trong khi đang học năm thứ 3 đại học, khi ông 21 tuổi, với số vốn ít ỏi là 4.000 USD vay mượn, ông cho ra đời Tổng công ty V&K, một doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông phẩm. Một năm sau đó, họ đã đi tiên phong trong việc kinh doanh và đầu tư bất động sản.
 
Năm 1988, ông cùng đối tác cùng nhau thành lập Công ty Bang Pakong để xây dựng và kinh doanh khu công nghiệp, từ đó lập khu công nghiệp Bang Pakong I và II, sau này công ty này phát triển, không ngừng mở rộng và trở thành tập đoàn Amata ngày nay. 
 
Tỷ phú Vikrom Kromadit có tên trong danh sách 40 tỉ phú giàu nhất Thái Lan với tài sản ròng 145 triệu USD. Ông cũng được vinh danh trong danh sách 48 Anh hùng hảo tâm ở châu Á. 
 
8. Mâu Kỳ Trung, tỷ phú trong... tù giàu nhất Trung Quốc
 
Trong nhà tù Hồng Sơn, TP. Vũ Hán, Trung Quốc, có một phạm nhân đặc biệt. Người đàn ông có thân hình cao lớn, mặt mũi đầy đặn này từng là tỷ phú vang danh khắp Trung Quốc và thế giới: Mâu Kỳ Trung, nguyên chủ tịch HĐQT Tập đoàn Kinh tế Nam Đức nổi tiếng.  
 
Mâu Kỳ Trung được biết đến là người làm giàu từ những ý tưởng kinh doanh táo bạo và... không tưởng, viết sách kinh tế từ trong tù và ôm giấc mộng xây bệnh viện giúp người nghèo.
 
Mâu Kỳ Trung sinh năm 1941 (Tân Tỵ) tại Vạn Huyện, tỉnh Tứ Xuyên (nay là khu Vạn Châu, TP.Trùng Khánh). Từ nhỏ, Mâu Kỳ Trung được học hành tử tế, có tham vọng chính trị và đã tốt nghiệp đại học.
 
Khởi nghiệp từ 300 nguyên (nhân dân tệ), cả cuộc đời Mâu Kỳ Trung đã làm nhiều việc động trời. Sở trường siêu nhất của ông ta là buôn... nước miếng. Năm 1976, năm cuối cùng của Cách mạng văn hóa, ông ta cùng mấy người bạn viết bức vạn ngôn thư tựa đề Trung Quốc hướng hà xứ khứ? (Trung Quốc đi về đâu?), bị tống giam bốn năm. Sau khi được sửa sai, Mâu Kỳ Trung ra tù, nhảy qua thương trường học nghề kinh doanh.
 
Nhờ nhiều phi vụ làm ăn thành công mỹ mãn, Mâu Kỳ Trung vụt trở thành “Người nổi bật nhất trong thời kỳ đổi mới” toàn Trung Quốc. Năm 1993, Tạp chí Tài Phú (Trung Quốc) căn cứ vào cơ sở vật chất hiện có của Tập đoàn Nam Đức tại Trung Quốc và nước ngoài, cho biết tổng số tài sản vào năm 1994 của họ là 1,99 tỷ tệ. Trong đó, tài sản cố định là 940 triệu tệ. Ước tính tổng số tài sản cá nhân của Mâu Kỳ Trung chừng hai tỷ tệ. Họ gọi ông ta là nhà doanh nghiệp tư nhân số một Trung Quốc, đứng đầu những người siêu giàu tại đại lục.
 
Mâu Kỳ Trung cũng là tác giả của những dự án, kế hoạch kinh doanh “vĩ đại” mà nhiều người nghi ngờ về tính khả thi cũng như mức độ tin cậy. Năm 1994, Mâu Kỳ Trung đề xuất phương án xẻ trên đỉnh dãy Himalaya một cửa thung lũng rộng 50 km và sâu hơn 2 km để dẫn lưu hơi ẩm nóng từ Ấn Độ Dương lùa tới khu vực Tây Bắc khô hạn quanh năm của Trung Quốc, biến thành nơi mưa thường xuyên. 
 
Mâu Kỳ Trung còn đề xuất phương án dùng kỹ thuật nổ định hướng (directional blasting) trong núi Hoành Đoạn để xây một con đập lớn chắn ngang, có thể dẫn vào một lượng nước tưới tiêu 201,7 tỉ m3, tăng bốn lần so với lượng nước sông Hoàng Hà.

B. Thiên tài Kinh doanh tuổi Tỵ tại Việt Nam:
1. Nguyễn Văn Dũng, doanh nhân tuổi Tỵ trẻ nhất Việt Nam
Nguyễn Văn Dũng, người sáng lập, CEO của Cty CP truyền thông trực tuyến Netlink, tuổi Kỷ Tỵ (1989) khởi nghiệp bởi vài chiếc máy tính cách đây 5 năm và quyết định không học đại học.

Netlink hiện phát triển được khoảng 10 dự án online lớn, trong đó có những website truyền thông nổi tiếng như Tin Mới, Yêu laptop hay Yêu trẻ thơ. Trong đó, Tinmoi.vn là trang tin tổng hợp có số lượng độc giả khoảng 800.000 người dùng hàng ngày, dù rằng, đang có sự tranh cãi của giới truyền thông trong việc phát triển trang tin tức để phục vụ số đông và “không có lợi ích gì cả”.

Cốt lõi của Netlink là truyền thông trực tuyến, các giải pháp quảng cáo, marketting trên nền tảng web 2.0. Nguyễn Văn Dũng được xem là chuyên gia hàng đầu về kỹ thuật SEO cho website ở Việt Nam. Một nhân sự cao cấp của Netlink cho hay, doanh thu hàng tháng của Netlink từ các dịch vụ khoảng 8 tỷ đồng. Khoản doanh thu khoảng 5 triệu USD hàng năm là kết quả của một quá trình vận hành công ty có vẻ chưa gặp nhiều khó khăn và hứa hẹn những khoản lợi nhuận lớn trong tương lai.

Ông chủ công ty, từ ngày đầu thành lập, đã trở thành kiêm nhiệm nhân viên từ A đến Z. Thậm chí làm cả bảo vệ và công nhân, Dũng không hề nề hà. Thành lập 5 năm, hàng trăm nhân viên Netlink chưa bao giờ thấy Dũng to tiếng. Với khách, đối tác, và cả cộng sự của mình, hiển thị trên gương mặt chàng trai tuổi Tỵ này là sự điềm tĩnh cố hữu. Và rắn rỏi trong cách thể hiện thái độ và ý tưởng đằng sau một gương mặt toát ra vẻ non nớt và hiền lành.

Nguyễn Văn Dũng có thể xem là một trong số ít doanh nhân trẻ nhất và thành công ở Việt Nam về truyền thông. Trong một tương lai không xa, Netlink mơ ước sẽ cạnh tranh với công ty truyền thông hàng đầu của Việt Nam hiện nay, VCCorp-đơn vị truyền thông đang sở hữu số lượng người đọc internet lớn nhất Việt Nam với những kênh thông tin dẫn đầu.

2. Doanh nhân trẻ Đoàn Nguyên Thu 

Đoàn Nguyên Thu - Thành viên HĐQT công ty cổ phần Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG), là một doanh nhân khá kín tiếng, hầu như ít ra mặt trong các hoạt động của tập đoàn. Sinh năm1977 (Đinh Tỵ), doanh nhân 36 tuổi này đã có 10 năm làm việc tại Hoàng Anh Gia Lai.

Nếu bầu Đức là một trong những doanh nhân nghìn tỷ không bằng đại học, ông Đoàn Nguyên Thu lại có trong tay tấm bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh. Hiện nay ông Thu sở hữu hơn 5 triệu cổ phiếu HAG, có giá trị khoảng 113 tỷ đồng, và cùng với anh trai, ông cũng lọt top 5 gia đình có giá trị tài sản lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2012.
 
3. Nguyễn Tuấn Hải, doanh nhân tuổi Tỵ giàu nhất sàn chứng khoán

Nguyễn Tuấn Hải sinh năm 1965 (Ất Tỵ) là Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần Đầu tư Alphanam (ALP). Sở hữu hơn 60% cổ phần của ALP, ông Nguyễn Tuấn Hải là doanh nhân tuổi Tỵ giàu nhất sàn chứng khoán hiện nay với tổng giá trị lên tới 895 tỷ đồng. 

Không chỉ nắm giữ cổ phần đa số tại ALP và là chủ tịch của doanh nghiệp, ông Hải còn có chân trong ban lãnh đạo của 2 công ty khác là công ty cổ phần Alphanam Cơ điện (AME) và công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Hà Tây, trong đó, ALP năm giữ tới 65% vốn của AME

Với lượng cổ phiếu hiện tại, ông Hải là người giàu thứ 11 trên sàn chứng khoán Việt Nam. Ông đã có 12 năm giữ cương vị cao nhất tại công ty cổ phần Alphanam trước đây, và sau này là ALP – công ty sau sáp nhập với Đầu tư Alphanam. Tại thời điểm 2 công ty này sáp nhập thông qua hình thức hoán đổi cổ phiếu và lên sàn nhờ “niêm yết cửa sau”, ông Hải đã ngay lập tức lọt top 20 người giàu nhất sàn chứng khoán vào tháng 7/2012. 

Tại Alphanam, gia đình ông Hải hiện có tới 8 người đang sở hữu cổ phiếu, trong đó vợ ông là bà Đỗ Thị Minh Anh cùng lọt top 10 doanh nhân nữ có giá trị cổ phiếu lớn nhất sàn chứng khoán năm 2012.

4. Trần Mộng Hùng, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu (ACB) 

Ông Trần Mộng Hùng sinh năm 1953 (Quý Tỵ), là một trong những lãnh đạo đầu tiên của ngân hàng cổ phần tốt nhất Việt Nam, là người sáng lập nên ACB, từng 16 năm trực tiếp tham gia điều hành và quản trị ở các vị trí cao nhất. Từ việc trở thành tổng giám đốc đầu tiên của ACB đến 15 năm giữ vị trí chủ tịch HĐQT, ACB dưới thời Trần Mộng Hùng đã trở thành ngân hàng thương mại cổ phần tốt nhất Việt Nam, xét một cách khá toàn diện.

Năm 2008, ông Hùng rút về “hậu trường” với vai trò cố vấn quản trị, là Chủ tịch hội đồng sáng lập của ACB. Đến năm 2012, trước những biến cố của ngân hàng sau sự kiện bầu Kiên bị bắt, ông Hùng trở lại lãnh đạo ngân hàng này (được bầu lại vào HĐQT) sau ĐHCĐ bất thường diễn ra vào ngày 26/12/2012.

Hiện sở hữu hơn 26,5 triệu cổ phần ACB, giá trị tài sản trên sàn chứng khoán của ông Hùng là 270 tỷ đồng.

5. Mai Kiều Liên, 1 trong 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á

Bà Mai Kiều Liên sinh năm 1953 (Quý Tỵ) là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk - VNM). 17 tuổi sang Nga học ngành chế biến sữa, 43 năm sau trở thành doanh nhân nữ đầu tiên và duy nhất của Việt Nam từng được Forbes vinh danh là một trong 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á. 

Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc VNM Mai Kiều Liên năm nay đã 60 tuổi. Trên 20 năm gắn bó với Vinamilk, trong đó có 10 năm tại vị trên ghế chủ tịch, bà Mai Kiều Liên được biết tới với biệt danh "nữ tướng Vinamilk", được trao tặng danh hiệu anh hùng lao động, và là 1 trong 51 nhà lãnh đạo doanh nghiệp xuất sắc nhất châu Á do tạp chí Quản trị doanh nghiệp châu Á bầu chọn.

Năm 2010, dưới sự lãnh đạo của bà, VNM lọt top 200 doanh nghiệp châu Á xuất sắc nhất với doanh thu vượt 1 tỷ USD và lợi nhuận lên tới 1.000 tỷ đồng. Năm 2012, công ty này tiếp tục thuộc top dẫn dầu của danh sách 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam. Bà cũng là một trong những doanh nhân đầu tiên chủ trương phát triển nguồn nguyên liệu sữa trong nước để không phải phụ thuộc vào nhập khẩu.

 

6. Ông Đỗ Minh Phú – chủ tịch Doji Group và Tienphong Bank

Năm 2011, ông Phú cùng gia đình đã chuyển nhượng 95% cổ phần của Diana thu về gần 200 triệu USD.

Với số tiền không lồ này, đầu năm 2012, ông Phú cùng em trai là ông Đỗ Anh Tú đã tiến hành mua lại một lượng lớn cổ phần của Ngân hàng Tiên Phong và trở thành chủ tịch HĐQT của ngân hàng này.

Ông Phú hiện là chủ tịch kiêm tổng giám đốc của Doji Group – doanh nghiệp tư nhân lớn nhất trong lĩnh vực vàng bạc đá quý với doanh thu năm 2011 đạt 30.000 tỷ đồng. Ngoài ra, ông còn là chủ tịch HĐQT của nhiều công ty khác như SJC Đà Nẵng, SJC Hà Nội, Artex Saigon…

Hệ thống Doji Group hiện gồm 7 công ty thành viên hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con và 6 công ty liên kết. Doanh thu của tập đoàn đã tăng đáng kể khi mua cổ phần chi phối của 2 công ty SJC Hà Nội và SJC Đà Nẵng.

 

7. Ông Trần Mộng Hùng – thành viên HĐQT ACB

Từ việc trở thành tổng giám đốc đầu tiên của ACB đến 15 năm giữ vị trí chủ tịch HĐQT, ACB dưới thời Trần Mộng Hùng đã trở thành ngân hàng thương mại cổ phần tốt nhất Việt Nam.

Năm 2008, ông Hùng rút về 'hậu trường' với vai trò cố vấn quản trị, là chủ tịch hội đồng sáng lập của ACB.

Cuối tháng 12/2012, nguyên chủ tịch ACB Trần Mộng Hùng đã quay trở lại HĐQT sau một năm đầy sóng gió với ngân hàng này.

Ông Trần Mộng Hùng hiện sở hữu hơn 26,5 triệu cổ phần ACB (gần 10%) với giá trị tài sản trên sàn chứng khoán lên tới 270 tỷ đồng. Con trai ông Hùng là ông Trần Hùng Huy hiện là chủ tịch HĐQT ACB sau khi ông này được tín nhiệm từ tháng 9/2012.

Trên bảng xếp hạng người giàu nhất TTCK năm 2012, ông Trần Hùng Huy ở vị trí thứ 32 còn ông Trần Mộng Hùng ở vị trí 47.
 

8. Ông Phạm Văn Bự - chủ tịch Ngân hàng Đông Á

Ông Phạm Văn Bự hiện là phó chánh văn phòng Thành ủy Tp.HCM và đại diện Thành ủy giữ chức chủ tịch Ngân hàng Đông Á từ năm 2007 đến nay.

Ngoài ra, ông Bự còn là phó chủ tịch của CTCP Du lịch văn hóa Suối Tiên.

Trước đây, ông đã từng có thời gian lãnh đạo Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri) và chủ tịch của Saigon Petro.
 

9. Ông Mạch Thiệu Đức – chủ tịch Ngân hàng Phương Nam

Tại ngân hàng Phương Nam, gia đình ông Trầm Bê là cổ đông chính tuy nhiên, họ không nắm chức vụ chủ tịch của Ngân hàng này.

Ông Mạch Thiệu Đức làm việc tại Ngân hàng Phương Nam từ năm 1997 đến nay; lần lượt được bổ nhiệm các chức vụ: trưởng phòng thanh toán quốc tế hội sở, giám đốc Chi nhánh Đại Nam, giám đốc Chi nhánh Minh Phụng, ủy viên HĐQT, chủ tịch HĐQT.

Ông Đức hiện sở hữu 3,2 triệu cổ phiếu, tương đương 0,8% cổ phần của Phương Nam.


 

Bạn tuổi Tỵ? Fengshuiexpress.net chúc bạn THÀNH CÔNG!

 


Tác giả: Ngọc Cầm | Đã xem: 5016

  • Điểm trung bình của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

    Click để đánh giá bài viết

Từ khóa: tài chính,kinh doanh,tuổi tỵ,quốc tế,tổng thống,tài ba,với những,chính khách,nổi tiếng,trên thế,của mỹ,nhà lãnh,trở thành,ông là,thành công,lãnh đạo,đất nước,kinh tế,của ông,sinh năm,sở hữu,ông được,xem là,anh hùng,ấn độ,bất bạo,đứng đầu,park chung,thứ ba,hàn quốc,thành lập,với công,phát triển,còn là,một trong,thực hiện,ông đã,này đã,giám đốc,