Lịch âm dươngToday

Giải đáp tư vấn

Câu hỏi mới nhất

tu vi ngay
Nguyen ngoc Danh
[email protected]

tu vi tuoi mau tuat hom nay
Xem tiếp

Vào Thứ Sáu hàng tuần, Click vào đây để đặt câu hỏi, vấn đề của bạn sẽ được Cô Ngọc Cầm tư vấn hoàn toàn miễn phí (dành cho 2 câu hỏi sớm nhất)

  • Lá số tử vi
Thứ ba 02/04/2013

Thanh Minh (4/4/2013) cúng sao cho đúng

“Cây có cội, nước có nguồn” Chúng ta, người nào cũng có tổ tiên, ông bà cha mẹ. Việc tôn thờ kính trọng là đạo lý, là bổn phận của con cháu. Tết Thanh Minh tuy không phải là cái tết lớn, nhưng lại gắn liền với đạo đức, với bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao của tổ phụ, của những người đi trước

Tết Thanh Minh là lễ tiết hằng năm, còn được xem như ngày Tết “ở cỏi âm” có nguồn gốc xuất phát từ Trung Quốc. Con cháu dù có đi xa ai cũng mong được về chăm sóc phần mộ của Ông Bà tổ tiên, bồi đắp thêm đất cho phần mộ cao hơn, làm cỏ xung quanh cho thoáng, sơn lại ngôi mộ, hoặc trồng thêm ít hoa cho phần mộ thêm khang trang,… tất cả đều này thể hiện lòng nhớ ơn, kính trọng Ông Bà, là tâm đức của người con hiếu thảo.
 
“Cây có cội, nước có nguồn” Chúng ta, người nào cũng có tổ tiên, ông bà cha mẹ. Việc tôn thờ kính trọng là đạo lý, là bổn phận của con cháu. Tết Thanh Minh tuy không phải là cái tết lớn, nhưng lại gắn liền với đạo đức, với bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao của tổ phụ, của những người đi trước. Tết Thanh Minh chính là ngày giỗ tổ chung để mọi người có dịp báo hiếu, trả nghĩa, gọi là đền đáp phần nào ơn sinh thành tạo dựng của tổ tiên.
 
Những ai thành tâm, nhận biết được trách nhiệm của mình thì cho dù trong tiềm thức của kiếp trước bản thân có phạm phải lổi lầm gì, nhưng kiếp này chu toàn chử Hiếu Hạnh sẽ được Ông Bà phù trợ cho công thành danh toại, hạnh phúc mĩ mãn.
 
Chuyện kể rằng, đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công, nước Tấn, gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, nay trú nước Tề, mai trú nước Sở. Bấy giờ có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi theo vua giúp đỡ mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng cảm kích vô cùng. Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong mười chín năm trời, cùng nhau trải nếm bao nhiêu gian truân nguy hiểm. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công, nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình làm được việc gì, cũng là cái nghĩa vụ của mình, chứ không có công lao gì đáng nói. Vì vậy, ông về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm. Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng, ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh, rốt cục cả hai mẹ con ông đều chết cháy. Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm.
 
Thanh minh là ngày sau ngày Lập xuân 45 ngày, sau ngày Đông chí 105 ngày, có thể bắt đầu vào ngày năm hoặc ngày sáu tháng Tư dương lịch (đơn giản hơn, Thanh Minh sẽ đúng ngày 4 tháng 4 dương lịch , nếu năm nào âm lịch có tháng nhuần thì thanh minh sẽ là ngày 5 tháng 4 dương lịch). Cứ theo đó mà tính ra ngày Thanh minh âm lịch. Theo lịch truyền thống Trung Quốc thì ngày này thường rơi vào ngày đầu tháng ba âm lịch. Nếu rơi đúng vào ngày mùng ba tháng Ba âm lịch thì gọi đó là ngày "Thanh minh đích thực".Trong truyện Kiều – Nguyễn Du có câu: “Thanh Minh trong tiết tháng ba lễ là tảo mộ hội là đạp thanh”.

 
Ngày nay ở Việt Nam Thanh Minh, tảo mộ có phần khác nhau về thời gian, tùy vào vùng miền. Điển hình là ở miền nam trung bộ, cứ vào khoảng ngày 24, 25 tháng Chạp (tháng 12 âm lịch) là nhà nhà chuẩn bị ra mộ thăm viếng, chăm sóc lại phần mộ ông bà, ngày tảo mộ chính là vào sáng ngày mùng một Tết Nguyên Đán. Vì nghĩ rằng đó cũng làTết của Ông Bà quá cố, theo người dân địa phương, ngày đầu tiên của năm mới phải ra viếng mộ Ông Bà để tỏ lòng biết ơn thành kính, cầu xin phù hộ cho con cháu trong gia được khỏe mạnh, bình an. Đến ngày “Thanh Minh trong tiết tháng ba” thì giống như những ngày thường, không có ai đi ra mộ nữa.
 
Đi tảo mộ trong tiết Thanh minh đã trở thành một tập tục quan trọng trong dân gian và truyền cho đến ngày nay, chỉ có khác là hình thức đơn giản hơn trước. Trước đây tập tục đi tảo mộ là cả một gia đình, một dòng họ đi tảo mộ cho ông bà tổ tiên, mở rộng đến các tổ chức , đoàn thể tập thể đi tảo mộ cho các anh hùng liệt sĩ. Mỗi khi đến ngày thanh minh, mọi người đến các nghĩa trang liệt sĩ, đặt trước mộ những bó hoa tươi, hay vòng hoa, một cành tùng bách tỏ lòng tưởng nhớ các liệt sĩ.
 
Công việc chính của tảo mộ là sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho được sạch sẽ, không để cho cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ cũng như tránh không để cho các loài động vật hoang dã như rắn, chuột đào hang, làm tổ vì như thế dể làm hư sụp phần mộ tổ tiên. Sau khi chuẩn bị đầy đủ lể vật người tảo mộ thắp vài nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa. Khi cúng xong con cháu trong gia đình bày các món thức ăn ngồi bên cạnh mộ ăn uống nói cười rôm rã, thể hiện như lúc ông bà còn tại thế, con cháu đến chung vui.
 
Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, săn sóc, còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. Những người có lòng nhân đức không khỏi mủi lòng thường cắm một nén hương, đốt nắm vàng mã cho những ngôi mộ này. Tại các nơi tha ma mộ địa còn có lập một cái am để thờ chung những mồ mả vô chủ gọi là Am chúng sinh và mỗi cửa am có một người sớm tối hương đèn.
 
Nhiều gia đình chuẩn bị rất chu đáo, sắm sửa lể vật trước ngày Thanh Minh, nào là giấy tiền vàng mã, quần áo, xe máy, xe ô tô, biệt thự… cho ông bà nơi chín suối được đầy đủ.
 
I. Lễ vật ra viếng mộ gồm có:

.Bông hoa, trái cây. ( bình hoa đặt phía bên phải người đứng thắp nhang)
.Rượu, nước, hương, đèn.
.Giấy ngủ sắc ( khi cúng xong dán lên xung quanh mộ)
.Giấy tiền vàng mã, quần áo…
.Một bộ tam sanh
.Con gà quay, hoặc thịt heo quay.
.Bánh chưng, bánh tét, bánh hỏi hay bánh bò (có nhiều loại bánh thì càng tốt).
 
II. Văn khấn cúng Thanh Minh:
 
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
Kính lạy:
. Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào phán quan.
. Ngài bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương.
. Ngài bản xứ thần linh Thổ địa tôn thần.
. Các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ long mạch Tôn thần, Tiền Chu tước, Hậu Huyền vũ, Tả Thanh long, Hữu Bạch hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản ở trong xứ này.
Chúng con tên…..tuổi….. thành tâm sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo ơn trên mười phương chư phật các vị Tôn thần cai quản ở khu đất này, cho phép chúng con kính viếng vong linh là:
Ông, bà, cha mẹ tên……tuổi……
Tạ thế ngày… tháng… năm… hưởng dương…tuổi
Phần mộ ký táng tại…
Nay nhân ngày Thanh minh, (hoặc lúc thăm mộ) con xin cúi lạy mười phương chư Phật, Thần linh đất này, Thành hoàng bản thổ nơi đây, đất lành chim đậu, đức dày thanh cao, giữ lành công lao, có kết có phát nhờ vào thần quan, tôn thần long mạch cao sang, nhị thập tứ hướng nhị thập tứ sơn quanh vùng.
Chọn đây an táng mộ phần, thỏa yên muôn thuở, hồng ân đời đời, gia ân mãi mãi không thôi, chúng con xin có vài lời cầu xin: Bái tạ thủ mộ thần quan, cho chân linh dưỡng cho hài cốt nguyên vẹn toàn, phù hộ con cháu trần gian, an khang mạnh khỏe ăn làm gặp may. Âm dương cách trở, bát nước nén hương, biểu tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Phục duy cẩn cáo!
(Khấn 3 lần rồi đốt vàng tiền)
 
III. Phong thủy phần mộ Gia Tiên

1. Không được tự ý tu sửa hoặc làm cỏ khi chưa đến Thanh Minh. Trường hợp đặc biệt khi xuất hiện các hiện tượng sau có thể xem ngày tu sửa:
a. Phần mộ bị lún sụp, nứt vỡ
b. Con cháu trong nhà bổng nhiên ngỗ nghịch, điên cuồng, cướp hại, đời sau thường hay bệnh tật, nhân khẩu bị mất đi, thương tổn tai ương. (từ hai người trở lên)
c. Cả gia tộc toàn người nghèo khổ, dốt nát, tài vận không thông, thường dính vào pháp luật hay bị tù tội.

2. Con cháu trong gia đình, những ai có tâm thành kính, nhớ ngày Thanh Minh, ra mộ viếng Ông Bà không nên đi quá trễ sau 7 ngày hay quá sớm.

3. Những việc buồn thương như khóc lóc, kêu gào tên người đã khuất ở mộ phần đều không tốt về mặt Phong thủy, nên biết kiềm chế cảm xúc.

 


Chúng ta nên biết, cho dù ở đâu Thiên Đường, Địa Phủ hay Trần Gian lúc nào cũng có Thần cai quản, muốn nhập hay xuất đều phải có sự “xin- cho”

Tết Thanh Minh cũng có thời gian nhất định, nếu chúng ta viếng mộ quá sớm hay quá trễ, những phẩm vật dâng lên chưa chắc ông bà có thể thụ hưởng được, có khi còn bị hờn trách vì sao không đến đúng thời điểm. Nếu để cho Ông Bà buồn phiền quở trách thì là một việc rất đại kỵ.

Năm nay không đi Thanh Minh được thì chờ đến năm sau. Không nên đến quá trể mà mang tội với ông bà.
 

 

Fengshuiexpress.net Chúc Quý Vị đạt thành Tâm Quả!

Tác giả: Ngọc Cầm | Đã xem: 4560

  • Điểm trung bình của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

    Click để đánh giá bài viết

Từ khóa: Tết Thanh Minh là lễ tiết hằng năm, còn được xem như ngày Tết “ở cỏi âm” tuy không phải là cái tết lớn, nhưng lại gắn liền với đạo đức, với bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao của tổ phụ, của những người đi trước.,