Lịch âm dươngToday

Giải đáp tư vấn

Câu hỏi mới nhất

tu vi ngay
Nguyen ngoc Danh
[email protected]

tu vi tuoi mau tuat hom nay
Xem tiếp

Vào Thứ Sáu hàng tuần, Click vào đây để đặt câu hỏi, vấn đề của bạn sẽ được Cô Ngọc Cầm tư vấn hoàn toàn miễn phí (dành cho 2 câu hỏi sớm nhất)

  • Vận mệnh cho con trẻ
Chủ nhật 27/10/2013

Làm sao để Bé không còn bị bạn bè bắt nạt ở trường

Ngày nay tình trạng trẻ em bắt nạt nhau trong trường rất nhiều. Việc này xảy ra ở mọi lớp tuổi, nhưng các bậc phụ huynh thường không để ý đến ảnh hưởng tai hại của nó. Làm sao để bé không còn bị bạn bắt nạt nữa?

 
1. Lời khuyên cho phụ huynh Làm thế nào để đối phó khi trẻ bị bắt nạt

Hành vi bắt nạt đang có xu hướng gia tăng và gây rắc rối cho một số trẻ em. Và nhiều phụ huynh thường không để ý tới.

Thống kê cho thấy một trong bốn trẻ em hay bắt nạt trẻ khác sẽ có một hồ sơ tội phạm trước tuổi ba mươi. Trong các trường tiểu học và trung học cơ sở, trung bình 50% trẻ bị bắt nạt mỗi ngày. 


Trêu chọc trên sân chơi và tại các điểm dừng xe buýt, bắt bạn phải nộp tiền ăn, lăng mạ và đe dọa những đứa trẻ khác, đánh nhau, cô lập bạn, đặt biệt danh bêu xấu bạn, ... đó là tất cả các trò chơi của những kẻ bắt nạt.

Xét theo nhiều khía cạnh, do sợ kẻ bắt nạt nên nhiều trẻ em sợ sệt muốn chuyển trường, chuyển lớp, đường cùng thì trẻ cũng chống cự hay phản kháng lại, thậm chí sử dụng vũ khí để tự vệ. Những trẻ là đối tượng bị bắt nạt thường có một nét đặc biệt, những kẻ bắt nạt thường chọn nạn nhân là người thụ động, dễ đe doạ, hay sợ sệt hoặc có ít bạn bè. Nạn nhân còn là những trẻ nhỏ bé hoặc yêu đuối, và khó tự bảo vệ mình.

Nếu bạn nghi ngờ rằng con bạn đang bị bắt nạt, đây là những gì bạn có thể làm :
Luôn lắng nghe và khuyến khích trẻ kể về trường, sinh hoạt trong lớp, những đứa trẻ khác trong lớp, trên đường đến trường và từ trường về nhà từ đó bạn có thể xác định vấn đề có thể xảy ra không?

Nên khiếu nại nhà trường nếu sự bắt nạt đó nghiêm trọng ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ. Trẻ em thường sợ hãi hoặc xấu hổ khi kể cho ai biết rằng trẻ đã bị bắt nạt .

Xem các biểu hiện của con bạn như mệt mỏi , căng thẳng, học lực sa sút, quần áo rách nát, hoặc yêu cầu cho thêm tiền.

Phải can thiệp ngay lập tức nếu bạn thấy con bạn đang bị bắt nạt.

Làm việc với các phụ huynh khác để họ quan tâm đến con cái họ nhiều hơn.

Không tự ý hăm dọa hay dùng vũ lực hoặc lời nói đối với những đứa trẻ bắt nạt con bạn mà khiếu nại lên nhà trường để có sự can thiệp từ các phụ huynh của những đứa trẻ đó. Rèn  luyện, thực thi các biện pháp kỷ luật . Đừng nhạo báng, la mắng.

Dạy cho trẻ những kỹ năng xã hội cần thiết để tốt bạn bè. Một đứa trẻ tự tin, cư xử tốt với bạn bè thì ít có khả năng bị bắt nạt hay bắt nạt người khác .

Khen ngợi lòng tốt đối với người khác. Cho con cái hiểu rằng lòng tốt rất có giá trị.

Dạy cho trẻ em cách tự giải quyết trước hành động bạo lực. Nói về các kỹ năng tự bảo vệ, làm thế nào để đối diện một cách tự tin, đứng lên bằng chính lời nói của mình.


Thỉnh thoảng, những đứa trẻ bị bắt nạt cần phải nhẹ nhàng và tôn trọng, dám đối đầu với những kẻ bắt nạt bằng cách nói, "Tại sao bạn muốn bắt nạt tôi? Tôi đã làm gì ?"

Nhận ra rằng kẻ bắt nạt có thể có hoàn cảnh sống không tốt, cô đơn hay ảnh hưởng bởi cảm xúc khác. Nếu con của bạn là một kẻ bắt nạt, bạn cố gắng tìm ra vấn đề. Để tìm cách ngăn chặn, dạy dổ và luôn ở bên con bạn nhiều hơn để lắng nghe và chia sẻ với trẻ.
 
2. Làm thế nào để xử lý một kẻ bắt nạt
Trẻ nhỏ và trẻ ở lứa tuổi vị thành niên hay bắt nạt người khác thường điều khiển hoặc thống trị người khác. Các nạn nhân chịu đựng sự lộng hành của chúng hoặc bắt nạt chính bản thân chúng. Những trẻ hay bắt nạt người khác thường có tâm trạng chán nản, giận dữ hoặc buồn rầu về một số biến cố ở trường hoặc ở nhà.

 Nếu bạn nghi ngờ con bạn bắt nạt người khác, thì điều quan trọng là bạn giúp đỡ con bạn càng sớm càng tốt. Nếu không can thiệp, tình hình này sẽ dẫn đến các khó khăn về học tập, xã hội, tình cảm và pháp luật. Bạn hãy nói với bác sĩ của con bạn, giáo viên, thầy hiệu trưởng, tư vấn viên ở trường hoặc bác sĩ gia đình. Nếu con bạn vẫn tiếp tục bắt nạt người khác, bạn cần sắp xếp cho bé đi gặp bác sĩ tâm lý. Đánh giá của bác sĩ có thể giúp bạn và con bạn hiểu nguyên nhân vì sao con bạn bắt nạt người khác và bác sĩ tâm lý sẽ cùng bạn đưa ra một kế hoạch để ngừng hành vi tiêu cực này.

Làm thế nào bạn có thể dạy cho con của bạn khi nó là kẻ bắt nạt? Hãy cố gắng giúp con bạn hiểu được bản chất của một kẻ bắt nạt. Và hãy lấy ví dụ cho con bạn hiểu vấn đề đó là tiêu cực.

Bắt nạt người khác là kẻ xấu, sẽ bị kỷ luật và bị bạn bè, nhà trường, thấy cô giáo xa lánh.

Với những đứa trẻ như thế thì nhà trường và phụ huynh luôn động viên, quan tâm trẻ nhiều hơn, lắng nghe trẻ nhiều hơn và luôn nhẹ nhàng ân cần với những đứa trẻ cá biệt này

    
3. Cách để bảo vệ trẻ em bị bắt nạt
Trẻ bị bắt nạt thường đau khổ, và những đau khổ này có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển tình cảm và xã hội của trẻ cũng như các thành tích học tập ở trường. Một số nạn nhân còn có xu hướng muốn tự tử thay vì cứ phải tiếp tục chịu đựng sự quấy nhiễu hay sự trừng phạt của những kẻ bắt nạt.

Nếu bạn nghi ngờ con bạn là nạn nhân, bạn hãy bảo bé nói với bạn điều gì đang xảy ra. Bạn có thể giúp đỡ con bằng cách cung cấp cho con nhiều cơ hội để con nói chuyện với bạn một cách gần gũi và thân thiện.

Điều quan trọng là cách phản ứng tích cực và chấp nhận được của bạn. Hãy để con bạn biết rằng con bạn không có lỗi, và con bạn đã đúng khi kể chuyện với bạn. Dưới đây là một số gợi ý cụ thể khác:

Bảo con bạn những suy nghĩ mà con cần làm. Con đã sẵn sàng cố gắng chưa? Điều gì có hiệu quả và cái gì thì không?

Tìm kiếm sự giúp đỡ từ giáo viên của con bạn hoặc tư vấn viên hướng dẫn ở trường học. Hầu hết những vụ bắt nạt xảy ra ở sân trường, nhà ăn, nhà về sinh, trên xe buýt đưa đón học sinh hoặc trong hội trường. Bạn hãy nói với người quản lý trường học tìm hiểu về các chương trình ở trường và địa phương khác đã sử dụng để chống lại hiện tượng bắt nạt bạn bè như giàn xếp với bạn bè, giải quyết xung đột, và khoá đào tạo quản lý cơn giận, và người lớn tăng cường giám sát.

Đừng khuyến khích con bạn tấn công lại. Thay vì vậy, bạn hãy đề nghị con bạn bỏ đi để tránh kẻ bắt nạt, hoặc tìm kiếm sự giúp của thầy cô giáo hoặc người lớn khác.

Giúp con bạn thực tập những gì sẽ nói với kẻ bắt nạt để con bạn chuẩn bị trong thời gian tới.

Giúp con bạn thực tập trở thành người quả quyết. Hành động đơn giản để đương đầu với kẻ bắt nạt là bỏ kẻ đó một mình, điều này sẽ mang lại hiệu quả. Giải thích với con bạn rằng mục đích của những kẻ bắt nạt là nhận được sự phản ứng của nạn nhân.

Khuyến khích con bạn đi cùng với bạn bè khi ở trường, khi đi tham quan mua sắm hoặc vào những dịp đi dã ngoạikhác. Kẻ bắt nạt sẽ không muốn bắt nạt một người trong nhóm.

Dạy trẻ tự vệ: Hãy dạy trẻ cách để bảo vệ mình khỏi bị lạm dụng. Bạn có thể cho trẻ theo học một lớp võ tự vệ. Các thủ thuật được đào tạo trong các lớp học này sẽ giúp con bạn xây dựng, lòng tự trọng của mình, sẽ làm cho trẻ đủ mạnh để bảo vệ bản thân mình. Tự bảo vệ cũng sẽ giúp ích cho con bạn  trong một số tình hình bất lợi khác.



 
4. Nhờ đến Phong thủy
Phòng ngủ của trẻ là nơi quan trọng nhất bạn cần lưu tâm, nên quan sát và thực hiện các việc sau đây để Bé trưởng thành và tự tin trong cách ứng xử:

*Ánh nắng mặt trời đầy đủ là điều kiện quan trọng nhất. Hãy mở cửa sổ phòng ngủ của Bé mỗi sáng từ 7h00 đến 09h00 để phòng Bé tràn ngập năng lượng sinh khí này (trừ các Bé sinh vào tháng 4, 5 Âm lịch)

*Bố trí phòng ngủ của Bé phải phù hợp với phương vị Bát quái:

 
Chính Bắc

Chính Nam

Nếu Con gái đầu của bạn đang ngủ tại chính Đông (cung của Trưởng nam) thì tất nhiên Bé sẽ không hòa đồng, hay mặc cảm, ... Hãy chú ý điều này. 

*Cạnh phòng ngủ của Bé, không nên đặt các vật, thiết bị gây tiếng ồn, dễ làm Bé suy nhược thần kinh.

*Diện tích Phòng ngủ của trẻ nên rộng rãi để Bé phát huy tính tự tôn, sức sáng tạo và tính độc lập sáng tạo. Song dù có rộng cũng không nên lớn quá 15m2.

*Nên cho Bé ăn các loại thức ăn nuôi dưỡng ý chí phấn đấu, tinh thần tự tin và phản ứng nhanh nhạy trong cuộc sống: thịt Bò, thịt Dê, xoài chín.

 
Fengshuiexpress.net chúc các bạn hạnh phúc!

 


Tác giả: Ngọc Cầm | Đã xem: 1772

  • Điểm trung bình của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

    Click để đánh giá bài viết

Từ khóa: bạn bè,bị bắt,phụ huynh,làm thế,nào để,đối phó,trẻ nạt,hành vi,bắt nạt,một số,cho trẻ,trẻ em,trẻ khác,có một,những đứa,của những,tự vệ,những kẻ,nạn nhân,tự bảo,vệ mình,nếu bạn,nghi ngờ,rằng con,đây là,bạn có,lắng nghe,khuyến khích,trường và,vấn đề,có thể,xảy ra,nhà trường,ảnh hưởng,của trẻ,của con,can thiệp,con bạn,quan tâm,nhiều hơn,lời nói,