Lịch âm dươngToday

Giải đáp tư vấn

Câu hỏi mới nhất

cách hóa giải phạm sao quả tú
Nguyễn Thị Thanh Bình
binhnguyennv.vn@gmail.com

Em sinh ngày 27/3/1985 AL, theo nội dung bài viết thì được biết em phạm sao Quả Tú, mong nhận được cách hướng dẫn hóa giải. Xin chân thành cảm ơn Xem tiếp

Vào Thứ Sáu hàng tuần, Click vào đây để đặt câu hỏi, vấn đề của bạn sẽ được Cô Ngọc Cầm tư vấn hoàn toàn miễn phí (dành cho 2 câu hỏi sớm nhất)

  • Lá số tử vi
Thứ tư 29/04/2020

Sao THIÊN PHỦ trong Lá số tử vi

Sao Thiên Phủ vốn là tài tinh và quyền tinh, và là sao chính quan trọng bậc nhì, cho nên có nhiều ý nghĩa phú quý và thọ.

SAO THIÊN PHỦ

Sao Thiên Phủ có chủ quản là Khương hoàng hậu, một người phụ nữ nết hạnh, hiền thục vốn là vợ của vua Trụ. Nhưng bị Trụ Vương nghe theo lời Hồ Ly Tinh Đắc Kỷ giết chết.

Sao Thiên Phủ

Trong Tử Vi Thiên Phủ còn tính chất tài năng và từ bi bởi chủ quản của sao thiên phủ chính là Khương hoàng hậu, một người phụ nữ giàu lòng vị tha, nhân hậu và tốt bụng.

 

Đặc điểm sao Thiên Phủ trong lá số tử vi

  • Phương Vị: Nam Đẩu Tinh
  • Tính: Dương
  • Hành: Thổ
  • Loại: Tài Tinh, Quyền Tinh
  • Chủ về: Tài lộc, uy quyền
  • Tên gọi tắt: Phủ

Vị trí Thiên Phủ ở các Cung trong lá số tử vi

  • Miếu địa (tốt nhất) ở các cung Dần, Thân, Tý, Ngọ.
  •  Vượng địa (tốt) ở các cung Thìn, Tuất.
  • Đắc địa (tốt vừa)ở các cung Tỵ, Hợi, Mùi.
  • Bình hòa (bình thường)ở các cung Mão, Dậu, Sửu.
  • Thiên Phủ không có hãm địa.
Sao Thiên Phủ là một trong 14 chính tinh quan trọng của lá số Tử Vi. Chòm Thiên Phủ với Chòm Tử Vi hợp thành đầy đủ các sao chính tinh. Tạo thành lá số tử vi nói lên được số mệnh của đương số. Vậy Thiên Phủ có ý nghĩa như thế nào khi nằm ở các cung với các trường hợp miếu, vượng, đắc địa? Hãy cùng khám phá nhé!

Thiên Phủ ở Cung Mệnh trong lá số tử vi

Ý nghĩa tướng mạo, ngoại hình, tính cách:
  • Cung Mệnh có sao Thiên Phủ tọa thủ, thi thường là người có thân hình đầy đặn, da trắng, vẻ mặt thanh tú, đều và đẹp, tính khoan hồng nhân hậu, ưa việc từ thiện, biết suy tính và có nhiều mưu cơ để giải quyết những công việc khó khăn. Suốt đời được hưởng phúc, giàu sang và sống lâu.
  • Cung Mệnh có Thiên Phủ tọa thủ là người khoan hòa, nhân hậu, có lòng từ tâm hướng thiện, xa lánh việc ác
  • Cung Mệnh có sao Thiên Phủ tọa thủ, nhưng gặp nhiều Sát tinh hội hợp thì thường là người gian trá, hay đánh lừa, nói dối.
  • Sao Thiên Phủ gặp Tuần, Triệt án ngữ hay Không, Kiếp hội hợp, thì thường là người có thân hình lại cao và hơi gầy, da kém vẻ tươi nhuận, tính ương ngạnh, thích ăn hoang tiêu rộng, chơi bời phóng túng, thích phiêu lưu nay đây mai đó, hay mưu toan chuyện viển vông. Vậy cho nên suốt đời túng thiếu, và chẳng mấy khi được xứng ý toại lòng, tuổi thọ cũng bị chiết giảm.
+ Nam mệnh

Sao Thiên Phủ tọa thủ tại cung Mệnh gặp nhiều sao sáng sủa tốt đẹp, hội hợp, nhất là Tử Vi, Tướng, Xương, Khúc, Khôi, Việt, Tả, Hữu, Khoa, Quyền, Lộc, tất được hưởng phú qúy song toàn và sống lâu.

  • Đàn ông có Phủ thủ Mệnh là người cẩn thận, chín chắn, biết suy nghĩ sâu xa, được ví như con thuồng luồng qua vực, vô cùng mạnh mẽ, khôn ngoan.
  • Sao Thiên Phủ gặp Tuần, Triệt án ngữ, hay Thiên Không, Kiếp hội hợp, thật là cùng khổ suốt đời, khó tránh thoát được tai họa và thường yểu tử. Gặp cách này, chỉ có lánh mình ở chốn thuyền môn đạo viện hoặc tu thiện tích đức mới được yên thân và sống lâu.
+Nữ mệnh
  • Sao Thiên Phủ thủ tọa tại cung Mệnh nên thường là người có vẻ mặt tươi đẹp như hoa mới nở.
  • Sao Thiên Phủ gặp nhiều sao sáng sủa tốt đẹp hội hợp, tất được hưởng giàu sang sống lâu và rất vượng phu ích tử(tốt cho cả chồng và con).
  • Sao Thiên Phủ gặp Tuần, Triệt án ngữ, hay Thiên Không dám, Không Kiếp hội hợp, nên suốt đời phải lao tâm khổ tứ, buồn bực vì chồng con và không thể sống lâu được. Nhưng nếu có cách này mà dốc lòng tu hành tích thiện giảm ác thì cũng được hưởng phúc và thanh nhàn.
Ý nghĩa tài lộc phúc thọ
Sao Thiên Phủ vốn là tài tinh và quyền tinh, và là sao chính quan trọng bậc nhì, cho nên có nhiều ý nghĩa phú quý và thọ. 
  • Nhưng nếu bị Tuần Triệt, Không hay Kiếp xâm phạm thì hiệu lực kém sút nhiều: túng thiếu, bất đắc chí, tuổi thọ bị giảm, phá di sản lại hay bị tai họa, đi tu thì mới yên thân và thọ. 
  • Riêng phụ nữ thì phải lao tâm khổ trí, buồn bực vì chồng con. Dù sao, Thiên Phủ vẫn là sao giải trừ nhiều bệnh tật, tai họa.
Những Bộ Sao Tốt
  • Sao Tử Vi và sao Thiên Phủ đồng cung.
  • Sao Tử vi, sao Thiên Phủ, và sao Vũ Khúc, Tướng cách: Hai cách này tốt toàn diện về mọi mặt công danh, tài lộc, phúc thọ.
  • Sao Thiên Phủ, và sao Tướng đồng cung: Giàu có, hiển vinh.
  • Thiên Phủ và Vũ Khúc đồng cung: Rất giàu có. Càng đi chung với sao tài như Hóa Lộc, Lộc Tồn thì càng thịnh về tiền bạc.
Những Bộ Sao Xấu
  • Sao Thiên Phủ rất kỵ các sao Không Kiếp, Tuần, Triệt, Kình, Đà, Linh, Hỏa.
  • Nếu gặp các sao này thì uy quyền, tài lộc bị chiết giảm đáng kể. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Thiên Phủ chế được hung tinh của sát tinh như Kình, Đà, Linh hay Hỏa. Nhưng, nếu Thiên Phủ gặp đủ cả bốn sao, Thiên Phủ không chế nổi, mà còn bị chúng phối hợp tác họa mạnh mẽ.

Sao Thiên Phủ ở Cung Phụ Mẫu trong lá số tử vi

  • Nếu có sao Thiên Phủ ở bất cứ tại vị trí nào, cha mẹ cũng có của.
  • Nếu Sao Thiên Phủ tọa thủ một mình tại Tỵ, Hợi: cha mẹ khá giả, có danh сhức.
  • Sao Thiên Phủ tọa thủ một mình tại Sửu, Mùi, Mão, Dậu: hai thân phú qúy song toàn, nhưng sớm xa cách một trong hai thân.
  • Sao Thiên Phủ và sao Tử đồng cung: cha mẹ giàu sang. Con được thừa hưởng của cha mẹ để tại rất nhiều.
  • Sao Thiên Phủ và sao Liêm Trinh đồng cung: hai thân giàu có, nhưng bất hòa. Con không hợp tính cha mẹ.
  • Sao Thiên Phủ và sao Vũ Khúc đồng cung: cha mẹ giàu có và vinh hiển.

Sao Thiên Phủ tại Cung Phúc Đức trong lá số tử vi

  • Sao Thiên Phủ tọa thủ một mình tại Tỵ, Нợi: được hưởng phúc, sống lâu. Họ hàng đông đảo, khá giả.
  • Sao Thiên Phủ tọa thủ một mình tại Sửu, Mùi, Mão, Dậu: không được hưởng phúc dồi dào. Nên lập nghiệp ở nơi thật xa quê hương. Trong họ, nhiều người giàu sang, nhưng ly tán.
  • Sao Thiên Phủ và sao Tử đồng cung, Tướng đồng cung: suốt đời được xứng ý toại lòng, sống lâu và hưởng phúc. Họ hàng nhiều người giàu sang.
  • Sao Thiên Phủ và sao Liêm đồng cung: suốt đời sung sướng, phúc thọ song toàn. Trong họ có nhiều người giàu sang.
  • Sao Thiên Phủ và sao Vũ đồng cung: được hưởng phúc, sống lâu. Họ hàng khá giả

Sao Thiên Phủ tại cung Điền Trạch trong lá số tử vi

  • Sao Thiên Phủ ở cung điền trạch thì đương số được thừa hưởng của cải, tài sản của tổ nghiệp để lại.
  • Sao Thiên Phủ tọa thủ một mình tại Dần, Thân: đương số có khá nhiều nhà đất.
  • Sao Thiên Phủ tọa thủ một mình tại Sửu, Mùi, Mão, Dậu: nhà đất điền trạch ở mức độ bình thường.
  • Sao Thiên Phủ và sao Tử đồng cung: đương số có rất nhiều nhà đất. Cơ nghiệp ngày càng thịnh vượng. Nếu tự tay tạo lập cơ nghiệp thì nó ngày càng phát đạt.
  • Sao Thiên Phủ và sao Liêm đồng cung: đương số được hưởng của cải đất đai từ tổ nghiệp để lại. Nhưng cơ nghiệp càng về sau càng sa sút, không giữ được bền vững.
  • Sao Thiên Phủ và sao Vũ đồng cung: đương số giữ gìn giữ được gia sản điền trạch của tổ nghiệp. Về sau làm nên thịnh đạt bội phần.

Sao Thiên Phủ tại Cung Quan Lộc trong lá số tử vi

  • Sao Thiên Phủ tọa thủ một mình tại Tỵ, Hợi: đương số là người có công danh bền vững, nhưng không hiển hách.
  • Sao Thiên Phủ tọa thủ một mình tại Sửu, Mùi, Mão, Dậu: đương số là người thành công trong việc kinh doanh buôn bán. Nếu có danh chức, cũng chỉ trong một thời gian ngắn.
  • Sao Thiên Phủ và sao Tử đồng cung: đương số là người có công danh hiến hách, phú qúy song toàn.
  • Sao Thiên Phủ và sao Liêm đồng cung: đương số là người phú qúy song toàn, lập được nhiều chiến công, có uy quyền hiển hách.
  • Sao Thiên Phủ và sao Vũ đồng cung:đương số là người có công danh thành đạt, văn võ song toàn, có chức vụ thuộc về tài chánh hay kinh tế.

Sao Thiên Phủ ở Cung Thiên Di trong lá số tử vi

  • Sao Thiên Phủ tọa thủ một mình tại Tỵ, Hợi: đương số là người hay gặp qúy nhân, có tài lộc.
  • Sao Thiên Phủ tọa thủ một mình tại Sửu, Mùi, Mão, Dậu: đương số là người mà phải xa nhà mới được lợi ích và yên thân hơn ở nhà, buôn bán phát tài.
  • Sao Thiên Phủ và sao Tử đồng cung: đương số là người ra ngoài luôn tuôn gặp qúy nhân phù trợ, mọi sự đều hành thông, càng xa gia đình càng được xứng ý toại lòng.
  • Sao Thiên Phủ và sao Liêm đồng cung: đương số là người ra ngoài lợi ích hơn ở nhà, tài lộc dễ kiếm, qúy nhân trợ giúp cũng nhiều.
  • Sao Thiên Phủ và sao Vũ đồng cung: đương số gặp qúy nhân phù trợ, được nhiều người kính nể, tài lộc hưng vượng.

Sao Thiên Phủ ở Cung Tài Bạch trong lá số tử vi

  • Sao Thiên Phủ tọa thủ một mình tại Tỵ, Hợi: đương số có thể là người rất giàu có và giữ của bền vững
  • Sao Thiên Phủ tọa thủ một mình tại Sửu, Mùi, Mão, Dậu: đương số là người giàu có, nhưng không được rực rỡ như trên.
  • Sao Thiên Phủ và sao Tử đồng cung: đương số là người có rất nhiều của cải, thường làm quan về tài chánh, được coi giữ kho tàng.
  • Sao Thiên Phủ và sao Liêm đồng cung: đương số là người giàu có lớn, giữ của bền vững.
  • Sao Thiên Phủ và sao Vũ đồng cung: đương số là người rất giàu có, giữ của bền vững, thường làm quan về tài chính hay giữ kho tàng.


Sao Thiên Phủ tại Cung Tử Tức trong lá số tử vi

Cung tử tức chủ về con cái, và nếu sao thiên phủ án tại cung này thì nó cũng sẽ có những ảnh hưởng gì tới con cái của bạn nhé

  • Sao Thiên Phủ tọa thủ một mình tại Tỵ, Hợi: đương số thường là người có đông con có thể từ năm con trở lên, cố qúy tử.
  • Sao Thiên Phủ tọa thủ một mình tại Sửu, Mùi, Mão, Dậu: đương số có nhiều nhất là bốn con.
  • Sao Thiên Phủ và sao Tử đồng cung: đương số có từ năm con trở lên.
  • Sao Thiên Phủ và sao Liêm đồng cung: đương số có từ ba đến năm con, về sau đều khá giả.
  • Sao Thiên Phủ và sao Vũ đồng cung: đương số có hai con, sau đều qúy hiển.

Sao Thiên Phủ tại Cung Phu Thê trong lá số tử vi

Cung phu thê nói về đường vợ chồng của bạn, nếu sao thiên phủ án tọa tại cung phu thê thì bạn có thể tìm hiểu một số khả năng sẽ xảy ra ở dưới đây nhé
  • Sao Thiên Phủ tọa thủ một mình tại Tỵ, Hợi: đương số sẽ có vợ chồng khá giả, hòa thuận đến lúc đầu bạc răng long.
  • Sao Thiên Phủ tọa thủ một mình Sửu, Mùi, Mão, Dậu: đương số có vợ chồng chung sống sung túc, nhưng hay cãi lộn.
  • Sao Thiên Phủ và sao Tử đồng cung: đương số có vợ chồng hòa hợp chung sống đến thuở bạc đầu, vợ chồng khá giả, chung hưởng giàu sang phú quý
  • Sao Thiên Phủ và sao Liêm đồng cung: đương số thường lập gia đình muộn. Vợ chồng tính cương cường nhưng chung sống được với nhau đến lúc bạc đầu. Gia đình sung túc và thường có danh giá.
  • Sao Thiên Phủ và sao Vũ đồng cung: đương số có vợ chồng đôi khi có sự bất hòa, nhưng chung hưởng giàu sang đến lúc bạc đầu.


Sao Thiên Phủ khi vào Hạn

  • Sao Thiên Phủ không có vị trí hãm nhưng nếu gặp Tam Không (Địa Không, Thiên Không, Không Vong), tất bị phá sản, đau yếu, mưu sự chẳng được toại lòng, hay mắc lừa tiểu nhân.
  • Xa lánh Tam Không: thật là kho tài lộc, gặp Hạn này chắc chắn là công danh hiển đạt, tăng tài tiến hỉ, nếu may mắn gặp thêm Khoa, Quyền, Lộc phải quyết đoán là tài quan song mỹ.
  •  

Sao Thiên Phủ bổ cứu:

Tính chất của Chủ tinh mang một đặc điểm trên mặt nào đó, cũng có tài năng lãnh đạo nhưng Tử vi khả năng sang mạnh mẽ, trong khi Thiên Phủ chỉ đắc lực khi cục diện đã xong xuôi.

Thiên Phủ dễ bị ảnh hưởng người khác, tính quyết định thấp!

Cổ nhân coi Tử Vi chủ về tước lộc và chỉ xem Thiên Phủ chủ về tiền bạc, y lộc.
Thiên Phủ đóng ở cung Bào thì anh em đông, Thiên Phủ đóng ở Mệnh thì trường thọ.
Thiên Phủ thuộc Dương thổ hóa khí là hiền năng, Thiên Phủ thủ Mệnh làm việc gì cũng chú ý cẩn thận, nhưng lại ưa chỉ tay 5 ngón hơn tự mình động thủ. Khiêm cung bề ngoài nhưng tâm ý lại khác, tính tình phong lưu!
Thiên Phủ bản chất là chất chứa, cất dấu nên gọi là Tài khố (kho tiền), bởi vậy cần có Lộc thì kho mới đầy.
Thiên Phủ sợ gặp Sát tinh, nếu bị Kình Đà, Linh Hỏa, Không Kiếp xung chiếu hay thủ cổ nhân ví như kho không có cửa (lộ khố) tương phản với bản chất Thiên Phủ ắt không tốt đẹp.
Cổ ca có câu:” Thiên Phủ hội hợp với Hỏa Linh Dương Đà là con người gian trá”, lắm thủ đoạn, ưa dùng quyền thuật!


Thiên Phủ là Chủ tinh nên cũng ưa được chầu hầu vì thế hợp với Hóa Khoa, điểm này thì hoàn toàn cùng chất với Tử Vi. Tử vi có Thiên Phủ, Thiên Tướng chiếu gọi là: Phủ Tướng triều viên hay Thiên Phủ Tử vi có Thiên Tướng chiếu gọi là: Tử Tướng triều viên, tất cả đều coi là trăm quan hướng chầu cả.

Một khi Thiên Phủ đã có Hóa Khoa Xương Khúc Tả Hữu rồi thì dù cho không gặp Lộc hay bị vài sát tinh cũng không xem như tình trạng kho rỗng, kho không cửa. Thiên Phủ được thiên hạ tín nhiệm trên mặt tiền bạc, thêm Tả Hữu càng mạnh hơn, mặt khác là con người cũng giỏi cáng đáng trách nhiệm.

Thiên Phủ cần an định, bởi vậy sự có mặt của Thiên Khôi, Thiên Việt không quan trọng lắm, vì lẽ Khôi Việt chủ về cơ hội, đã an định đương nhiên cơ hội không được coi làm trọng, Thiên Phủ cần Tả Hữu và Xương Khúc, hoặc đứng cùng, hoặc Tam hợp chiếu, hoặc giáp mệnh.

Thiên Phủ đóng ở Thìn Tuất(cùng với Liêm Trinh) có Hoá Khoa và thêm Khôi Việt giáp hay hội tụ qua Tam hợp, gặp cơ hội thi triển tài năng xứng đáng địa vị cầm đầu. Đối với Thiên Phủ cổ nhân cho rằng, Hóa Khoa tốt hơn Hóa Quyền!

Bản than Thiên Phủ chủ về Tái quyền, không gặp Hóa Lộc hay Lộc Tồn hẳn nhiên quyền lực Thiên Phủ phải kém đi, lại luôn luôn chịu ảnh hưởng Thất sát từ cung đối xung mà lại có Hóa Quyền nữa thì sức xung kích quá mạnh, Thiên Phủ khó bảo vệ tính chất an định.

Thiên Phủ, Lộc Tồn đồng cung là kho có tài lộc chính là một triệu chứng an định vững bền. Lực lượng bảo thủ đã thắng sức xung kích của Thất Sát!

Trường hợp Thiên Phủ không đứng với Lộc nhưng có Tả Hữu và không bị Sát tinh quấy nhiễu, đối cung Thất Sát lực lượng hung mạnh hơn thì Thiên Phủ mới có sức mà tự biến thành một kẻ phấn đấu không mệt mỏi mà thành công(trên mặt tiền tài thôi).

Tỷ dụ Thiên Phủ đóng ở Tỵ Hợi, xung chiếu có Tử Vi, Thất Sát, phía lực lượng xung kích còn có cả Hóa Quyền!

Có sự xung kích như thế Thiên Phủ mới từ bỏ hẳn bản chất của an định. Nếu sức xung kích chỉ vừa phải như thiếu Quyền thì cuộc phấn đấu của Thiên Phủ thường đưa đến kết qỉa nửa đường bỏ cuộc!

Một trường hợp ngoại lệ cho Thiên Phủ Tỵ và Họi là gặp Không Kiếp đồng cung thì lại biến ra con người thâm trầm khó hiểu nhưng đủ thủ đoạn để chống với sức xung kích kia mà làm nên giàu có!

Không Kiếp phải đứng ở Tỵ Hợi mới hợp cách, Không Kiếp hội tụ theo thế Tam hợp đều kể là”kho rỗng”, “kho lộ”, “kho thủng”. Không Kiếp chiếu làm cho tâm ý giảo quyệt, nghi hoặc, không thích ứng với thực tế, cuối cùng như kẻ thất bại, cô đơn!

Với Nữ Mệnh cũng áp dụng lối đoán như Nam Mệnh.

Chỉ khác một điểm Thiên Phủ đắc thế thì tranh đoạt Phu quyền, gây dựng cơ nghiệp. Thiên Phủ không đắc thế mà gặp Không Kiếp thì tình duyên đứt đoạn dở dang!

Nhất là Thiên Phủ ở Mão hay Dậu, Thiên Phủ đứng một mình ở Mão, Dậu , Sửu Mùi mà gặp Hỏa Linh Không Kiếp, Kình Đà thường là con người đầu cơ thủ sảo, gian ngoa!

Sao Thiên Phủ là sao Đế Tinh dẫn đầu các sao Âm, hành Thổ, chủ Phúc Hậu từ thiện, là quyền tinh, tài tinh, phúc thiện tinh. Hình ảnh là cái kho, ngân khố. Sao Thiên Phủ thống lãnh chòm Bắc Đẩu gồm 8 Chính Tinh. Khi miếu vượng hóa khí là Tài Lộc, Quyền Lực. Đóng cung Mệnh là người phúc hậu từ thiện, đóng cung Quan thì làm việc chuyên về ngành Tài Chính nhất là khi đi cùng Vũ Khúc. Đóng cung Tài không gặp Tam Không, Địa Kiếp thì giàu có lớn. Đóng cung Phúc không gặp Sát Tinh là số được hưởng Phúc ấm từ tổ tiên, cả đời không lo túng thiếu.


Do là thống lĩnh của các sao Âm, cho nên khi Thiên Phủ thủ mệnh tối quý cho Nữ Mệnh, với Nam Mệnh là người nhẹ nhàng, phúc hậu, nếu đi cùng Xương Khúc cho Nam Mệnh là người lãng mạn, tính tình hơi giống như con gái.
Thiên Phủ luôn xung chiếu với Thất Sát, cho nên Thiên Phủ có thể ví như Thừa Tướng lúc nào cũng giám sát Thất Sát không cho gây nguy hại đến Đế Tinh Tử Vi, khi Đế Tinh Tử Vi đi tuần hành có Thất Sát theo bảo vệ. Nếu có thể ví Phá Quân Thất Sát như nước lũ thì Thiên Phủ , Thiên Tướng như cái bờ đê ngăn lũ không cho chúng phạm vào ngôi Đế vị chí tôn của Tử Vi.


Thiên Phủ luôn nhị hợp với Thái Dương. Chính vì vậy, Mệnh có Cự Nhật Dần Thân luôn được hưởng thêm cả sao Thiên Phủ ở cung nhị hợp tương ứng là Hợi Tỵ ( hai cung Tỵ Hợi phải sinh xuất cho hai cung Dần Thân). Thiên Phủ tại Tỵ Hợi là vượng địa nếu có thêm Lộc Tồn, Xương Khúc, Tả Hữu,... thì những người mệnh Cự Nhật ở Dần Thân cũng được hưởng Thiên Phủ rất đẹp và mỹ mãn. Đến bây giờ chắc là chẳng còn ai thắc mắc tại sao: "Cự Nhật Dần Thân, quan phong tam đại" trong khi cung Quan, cung Tài cung Di đều Vô Chính Diệu.
Do là Phúc Thiện Tinh nên Thiên Phủ phù trì cho tất cả các mệnh, sao Thiên Phủ cũng không có Hãm Địa, ngay khi hãm địa cũng là người nhân hậu nhưng nhút nhát. Sao Thiên Phủ đúng là một sao rất quý của Tử Vi.


Sao Thiên Phủ cúng chính là Thần Tài Lộc, kho bạc của Đế Tinh Tử Vi. Khi Tử Vi cư Ngọ Thiên Phủ ở Tuất, Thiên Tướng ở Dần chầu lên Đế cung, tạo nên cảnh Quần Thần khánh hội, chỉ riêng trường hợp này Tử Vi nếu không có Tả Hữu vẫn là Vua oai hùng, Phủ Tướng chầu còn tốt hơn Tả Hữu rất nhiều.

Thiên Phủ là chư tinh nên cũng ưa được chầu hầu vì thế hợp với Khoa Quyền Lộc, điểm này thì hoàn toàn cùng chất với Tử Vi. Tử Vi có Thiên Phủ Thiên Tướng chiếu gọi bằng “Phủ Tướng triểu viên” hay Thiên Phủ có Tử Vi Thiên Tướng chiếu gọi bằng “Tử Tướng triều viên” tất cả đều coi là trăm quan hướng chầu cả.
Một khi Thiên Phủ đã có Hóa Khoa, Xương Khúc Tả Hữu rồi thì dù cho không gặp Lộc hay bị vài sát tinh cũng không xem như tình trạng kho rỗng, kho không cửa. Thiên Phủ Hóa Khoa được thiên hạ tín nhiệm trên mặt tiền bạc, thêm Tả Hữu càng mạnh hơn, mặt khác cũng là con người giỏi cáng đáng trách nhiệm.
Bản thân Thiên Phủ là kho đựng chủ về tài quyền không gặp Hóa Lộc hay Lộc Tồn hẳn nhiên tài lộc Thiên Phủ phải kém đi, lại luôn luôn chịu ảnh hưởng Thất Sát từ xung đối xung mà lại có Hóa Quyền nữa thì sức xung kích quá mạnh, Thiên Phủ khó bảo vệ tính chất an định. Thiên Phủ Lộc Tồn đồng cung là kho có tài lộc chính là một triệu chứng an định vững bền. Lực lượng bảo thủ đã thắng sức xung kích của Thất Sát.


Trường hợp Thiên Phủ không đứng với Lộc nhưng có Tả Hữu và không phải bị những sát tinh khác quấy nhiễu và đối cung Thất Sát lực lượng hùng mạnh hơn thì Thiên Phủ mới có được sự kích thích mà tự biến thành một kẻ phấn đấu không mệt mỏi mà thành công (trên mặt tiền tài thôi). Tỉ dụ Thiên Phủ đóng Tỵ Hợi, xung chiếu có Tử Vi Thất Sát, phía lực lượng xung kích còn có cả Hóa Quyền. Có sự xung kích như thế Thiên Phủ mới từ bỏ hẳn bản chất an định. Nếu sức xung kích chỉ vừa phải như thiếu Quyền thì cuộc phấn đấu của Thiên Phủ thường đưa đến kết quả nửa đường bỏ cuộc.


Một trường hợp ngoại lệ cho Thiên Phủ Tỵ và Hợi là gặp Không Kiếp đồng cung thì lại biến ra con người thâm trầm khó hiểu nhưng đủ thủ đoạn để chống với sức xung kích kia mà làm nên giàu có. Không Kiếp phải đứng ở Tỵ Hợi mới hợp cách, Không Kiếp hội tụ theo thế tam hợp đều kể là “kho rỗng”, “kho lộ”, “kho thủng”. Không Kiếp chiếu làm cho tâm ý giảo quyệt, nghi hoặc, không thích ứng với thực tế, cuối cùng như kẻ thất bại cô đơn.


Với nữ mệnh cũng áp dụng lối đoán như nam mệnh, chỉ khác một điểm Thiên Phủ đắc thế thì tranh đoạt Phu quyền, gây dựng cơ nghiệp. Thiên Phủ không đắc thế mà gặp Không Kiếp thì tình duyên đứt đoạn dở dang. Nhất là Thiên Phủ ở Mão hay Dậu. Thiên Phủ đứng một mình ở Mão Dậu, Sửu Mùi mà gặp Hỏa Linh Không Kiếp, Kình Đà thường là con người đầu cơ thủ xảo, gian ngoan.
 

Các điều kiện đặc biệt làm Phủ biến tính rõ nhất chính là Tuần, Triệt…
Phủ vốn âm ẩn, dụng tĩnh nên không hóa, dù bản thân có đủ bản chất Tứ Hóa. Thế nhưng khi đã bị động các hào thực lên, Phủ sẽ có Tứ Hóa giống như các chính tinh sinh ra từ hào đó. Ví dụ khi hào 6 động, Phủ xuất hiện tính lý của sao Thái Dương thì sẽ có tứ hóa như sao này, gặp năm Canh hóa Lộc, Tân hóa Quyền, Giáp hóa Kỵ…
Về cái tên Thiên Phủ thì Phủ là che đi, ẩn đi, đó là bản chất dụng cái âm tĩnh của sao này. Vì chứa hào 5 là vua nên Phủ còn có thể coi là cái nhà vua ở, cái phủ điện của quan quyền.
 

Thiên phủ là chủ tinh của Nam Đẩu, thuộc dương thổ, chủ về hiền năng, là tiền bạc của kho phủ.

Do là chủ tinh, nên Thiên phủ cũng có năng lực lãnh đạo, nhưng tài lãnh đạo này lại theo khuynh hướng thủ thành, thiếu tính khai sáng. Đây giống như người giữ kho bạc, chức trách là "quản lý tài chính", "bảo vệ tài chính", ..., mà không có chức năng "kiếm tiền", cho nên tính lý ở đây đòi hỏi và yêu cầu về sự cẩn thận rất cao, khi làm việc thường có biểu hiện tỉ mỉ, mà không được rộng rãi như Tử vi, cũng không phóng khoáng như Thái dương. Cũng là chủ tinh trong 14 chính tinh, nhưng có sự phân biệt, cần chú ý.

Vì vậy, người Thiên phủ thủ mệnh, chỉ thích hợp phát triển ở phương diện đã có sẵn, thiếu cái nhìn bao quát, cũng không có kiến giải riêng, không có lập trường riêng, thường bộ lộ là một chủ quản xứng đáng với chức trách được giao phó. Do có tính chất "kho phủ", nên người có Thiên phủ thủ mệnh khá "thương tiền", cẩn thận, vững vàng, luôn luôn cố tìm đến sự ổn định. "Kho phủ" không có năng lực "kiếm tiền", chỉ có chức năng chuyên về "giữ tiêng" và "sử dụng" tiền bạc. Do đó Thiên phủ rất ưa thích gặp Lộc, bất kể là tam phương hội chiếu với Lộc tồn hay Hóa Lộc, đều có thể làm tăng cách cục chiếm lợi, trở thành giầu có.

Khi tam phương hội tụ Thiên khôi, Thiên việt, Tả phụ, Hữu bật, Văn xương, Văn khúc, sẽ khai mở cho Thiên phủ có thêm tính lý kiến giải riêng, đồng thời cũng làm tăng khí thế lãnh đạo của người Thiên phủ thủ mệnh.

Khi Tả phụ, Hữu bật giáp cung, hay Long trì Phượng các giáp cung, chủ về người đủ sức đảm nhiệm chức vụ cao, vững vàng giỏi tính toán, cẩn thận lại trung thực có đầu có cuối.

Người có Thiên phủ thủ mệnh không ưa gặp Tứ sát, nếu không gặp Lộc mà chỉ gặp tứ Sát, thì không thích hợp với tính chất "kho tiền", khó tránh giở thủ đoạn gian xảo để kiếm tiền.

Giả dụ Thiên phủ gặp tứ sát, đồng thời còn hội hợp với Xương Khúc, có thể là người giầu có thành nhã, bởi vì Xương Khúc chủ về giỏi văn bút, kiêm giỏi biện luận, tuy hơi xảo quyệt, nhưng cũng không mất đi phong thái văn nhân nho sỹ. Nhưng nếu Văn xương hoặc Văn khúc Hóa Kị, thì đây là tinh hệ Thiên phủ gặp sát tinh, hội hợp với Xương Khúc. cấu tạo càng lớn thì càng giảm sắc. Người này dễ trở thành hàn nho, bụng đầy lời oán trách, tự cho mình có tài mà không gặp thời.

Thông thường, Thiên phủ không nên độc tọa, cô độc thì dễ trở thành người: nhìn thấy đồng tiền thì lòng mưu toan. Nếu độc tọa mà không có sao cát, hội tứ sát, thì biến thành xảo trá, mưu mô quỷ quyệt. Cũng không nên gặp sao Không, chủ về sống cô lập không có cứu viện. Nếu Thiên phủ độc tọa, gặp sao Không và Thiên diêu, chủ về người âm mưu thủ đoạn.

Thiên phủ và Thiên tướng là cặp "sao đôi" quan trọng trong Tử Vi Đẩu Số, cho nên cổ nhân có thuyết "Phùng Phủ tầm Tướng", "Phùng Tướng tầm Phủ"

Do là "sao đôi", cho nên "Phủ Tướng triều viên" có thể thành cách cục, còn cách "Tử Phủ triều viên" là cách rất khiên cưỡng. Tức là do Thiên phủ và Thiên tướng có quan hệ "sao đôi", còn Tử vi và Thiên phủ không phải là quan hệ "sao đôi". Nghiên cứu thêm về "Kiến tinh tầm ngẫu".

Nữ mệnh Thiên phủ, thông thường đều chủ về trung hậu hiền từ, thông minh, khéo léo, đặc tính nổi bật là thích giúp người. Nếu hội sao cát, đặc biệt là Tả Hữu, sẽ có oai nghi của bậc nam tử, cũng có thể phú quý. Gặp các sao tứ sát, hình kiếp, thì chồng con bất toàn, đời sống hôn hân trắc trở.

Sao Thiên Phủ là sao Đế Tinh dẫn đầu các sao Âm, hành Thổ, chủ Phúc Hậu từ thiện, là quyền tinh, tài tinh, phúc thiện tinh. Hình ảnh là cái kho, ngân khố.
Sao Thiên Phủ thống lãnh chòm Bắc Đẩu gồm 8 Chính Tinh. Khi miếu vượng hóa khí là Tài Lộc, Quyền Lực. Đóng cung Mệnh là người phúc hậu từ thiện, đóng cung Quan thì làm việc chuyên về ngành Tài Chính nhất là khi đi cùng Vũ Khúc. Đóng cung Tài không gặp Tam Không, Địa Kiếp thì giàu có lớn. Đóng cung Phúc không gặp Sát Tinh là số được hưởng Phúc ấm từ tổ tiên, cả đời không lo túng thiếu.

Do là thống lĩnh của các sao Âm, cho nên khi Thiên Phủ thủ mệnh tối quý cho Nữ Mệnh, với Nam Mệnh là người nhẹ nhàng, phúc hậu, nếu đi cùng Xương Khúc cho Nam Mệnh là người lãng mạn, tính tình hơi giống như con gái.

Thiên Phủ luôn xung chiếu với Thất Sát, cho nên Thiên Phủ có thể ví như Thừa Tướng lúc nào cũng giám sát Thất Sát không cho gây nguy hại đến Đế Tinh Tử Vi, khi Đế Tinh Tử Vi đi tuần hành có Thất Sát theo bảo vệ. Nếu có thể ví Phá Quân Thất Sát như nước lũ thì Thiên Phủ , Thiên Tướng như cái bờ đê ngăn lũ không cho chúng phạm vào ngôi Đế vị chí tôn của Tử Vi.

Thiên Phủ luôn nhị hợp với Thái Dương. Chính vì vậy, Mệnh có Cự Nhật Dần Thân luôn được hưởng thêm cả sao Thiên Phủ ở cung nhị hợp tương ứng là Hợi Tỵ ( hai cung Tỵ Hợi phải sinh xuất cho hai cung Dần Thân). Thiên Phủ tại Tỵ Hợi là vượng địa nếu có thêm Lộc Tồn, Xương Khúc, Tả Hữu,... thì những người mệnh Cự Nhật ở Dần Thân cũng được hưởng Thiên Phủ rất đẹp và mỹ mãn. Đến bây giờ chắc là chẳng còn ai thắc mắc tại sao: "Cự Nhật Dần Thân, quan phong tam đại" trong khi cung Quan, cung Tài cung Di đều Vô Chính Diệu.

Do là Phúc Thiện Tinh nên Thiên Phủ phù trì cho tất cả các mệnh, sao Thiên Phủ cũng không có Hãm Địa, ngay khi hãm địa cũng là người nhân hậu nhưng nhút nhát. Sao Thiên Phủ đúng là một sao rất quý của Tử Vi.

Sao Thiên Phủ cúng chính là Thần Tài Lộc, kho bạc của Đế Tinh Tử Vi. Khi Tử Vi cư Ngọ Thiên Phủ ở Tuất, Thiên Tướng ở Dần chầu lên Đế cung, tạo nên cảnh Quần Thần khánh hội, chỉ riêng trường hợp này Tử Vi nếu không có Tả Hữu vẫn là Vua oai hùng, Phủ Tướng chầu còn tốt hơn Tả Hữu rất nhiều.

Tử Phủ triều viên, chung thân Phúc Lộc:

Mệnh có Tử Vi hay Thiên Phủ một tọa thủ một chiếu tạo thành cách Tử Phủ triều viên. Người có cách này sẽ rất giàu có phú quý đầy đủ. Thế nhưng hiểu như thế nào là Tử Phủ triều viên cho đúng.. có phải cứ có Tử Phủ là giàu sang phú quý không??

"Tử vi Thiên phủ đồng độ ở hai cung Dần hoặc Thân, đối cung là Thất sát, cung tam hợp là Vũ khúc độc tọa, và "Liêm trinh Thiên tướng".

Muốn luận đoán bản tính của nhóm sao "Tử vi Thiên phủ" này, cần chú ý xem chúng là chủ động hay bị động. "Tử vi Thiên phủ" thuộc về tính chủ động thì "công" hay "thủ" đều được, nếu mang sắc thái bị động, thì dễ có phản ứng sai lầm, tiến thoái không hợp thời cơ.

Lấy bản thân "Tử vi Thiên phủ" để nói, thực ra tinh hệ này đã mang tinh chất mâu thuẫn. Tử vi giỏi khai sáng, Thiên phủ giỏi phòng thủ, hai sao ở trong một hệ, nếu tính chất quân bình, đương nhiên vừa có thể công và vừa có thể thủ. Nhưng nếu tính chất thiên nặng một bên, như thiên về Tử vi, thì sẽ bị Thiên phủ gây lụy, lúc đó cần tiến mà không giám tiến. Nếu thiên về Thiên phủ, thì sẽ bị Tử vi gây ảnh hưởng, cần lui lại không chịu lui, lúc đó mọi việc sẽ rơi vào thế bị động, chỉ có thể dùng toàn lực để ứng phó với hoàn cảnh khách quan.

Thất sát và Vũ khúc ở "tam phương tứ chính" đều có thiên hướng nặng tính chất của Tử vi, lúc nào cũng tranh thủ chủ động. Đặc biệt là khi Vũ khúc hóa Khoa, dễ phối hợp với Thiên phủ, tuy chủ động nhưng không khiến sự mẫu thuẫn của hai sao "Tử vi Thiên phủ" quá nặng nề, chỉ cần hệ sao "Liêm trinh Thiên tướng" không bị Hỏa tinh Linh tinh xâm phạm quấy nhiễu, về cơ bản có thể coi "Tử vi Thiên phủ" thuộc loại có tính chất quân bình.

Nếu Vũ khúc độc tọa hóa làm sao Quyền, khiến tăng sắc thái chủ động của Tử vi, tuy vậy tinh hệ "Tử vi Thiên phủ" chưa chắc đã mất quân bình, nhưng sóng gió trắc trở trong đời người, thì vẫn sẽ lớn hơn lúc Vũ khúc hóa Khoa. Bất kể là nam hay nữ mệnh, trong khoảng trước sau khoảng 30 tuổi, phần nhiều sẽ phải trải qua một lần bị trở ngại, là trở ngại về tình cảm hay trở ngại về vật chất, thì cần phải xem xét tổ hợp sao thực tế của đại hạn mà định tính chất cụ thể.

Nếu Vũ khúc hóa Lộc, tính chất đồng khí với Thiên phủ, nhưng cũng lợi cho Tử vi có tính khai sáng, cho nên về cơ bản thuộc loại công hay thủ đều được. Có điều cần phải có Lộc tồn đồng thời bay vào cung độ của "Tử vi Thiên phủ", mới có thể hóa giải khí "cô độc và hình khắc" của Vũ khúc. Vận không có Lộc tồn, thì mệnh tạo thủa nhỏ khá gian khổ.

Nếu tính chất cơ bản của tinh hệ "Liêm trinh Thiên tướng" thiên về Thiên phủ, lúc tinh hệ "Liêm trinh Thiên tướng" thành cách "Hình Kị giáp ấn", sẽ làm mạnh thêm tính bảo thủ của Thiên phủ. Sau trung niên, sự nghiệp đã có sơ sở, thì không nên nghĩ đến việc thay đổi nữa, nếu không sẽ gây ra thất bại. Hoặc sau trung niên bỗng nảy sinh tình huống rắc rối khó sử về tình cảm, sẽ bất lợi về đời sống vợ chồng.

Lúc "Liêm trinh Thiên tướng" thành cách "Tài Ấm giáp ấn", sức phòng thủ càng mạnh, đồng thời sẽ xảy ra tình trạng thay đổi tình cảm, là vì dùng tiền bạc để đo lường. Trong lúc "Tử vi Thiên phủ" đang bị sát tinh quấy nhiễu gây khó khăn, nếu không an phận giữ mình, về phương diện tình cảm hay vạt chất sẽ đều có thể bị trở ngại. Nhất là người thủa nhỏ quá được nuông chiều, sinh hoạt vật chất quá dư giả, thì trở ngại càng lớn.

"Tử vi Thiên phủ" thủ cung lục thân, đều dễ có những khuyết điểm đáng tiếc, như có hai mẹ, hai lần hôn nhân, nếu thủ cung Nô thì cũng mang ý vị thường hay thay đổi bạn. Đây là vì tính chất của Tử vi và Thiên phủ khó có trạng thái cân bằng tuyệt đối. Một khi mất quân bình, mà còn hơi gặp các sao sát - hình, thì dễ biến thành tính chất không lành. Tình hình cụ thể xin đọc lại ở phần 1.

Lúc "Tử vi Thiên phủ" đến cung hạn Thiên cơ độc tọa, sẽ không chủ về biến động thay đổi trong thực tế, mà là chủ về biến động thay đổi trong tư tưởng. Nếu tinh hệ "Tử vi Thiên phủ" có tính chất mất quân bình, đến cung hạn này, thì tính chất của Thiên cơ lại làm mạnh thêm sắc thái mất quân bình, dễ biến thành thâm căn cố đế, có thể ảnh hưởng đến hậu vận.

Ví dụ như nữ mệnh "Tử vi Thiên phủ" của nguyên cục hội hợp với Liên trinh hóa Kị (can Đinh), do đó Thiên phủ chịu ảnh hưởng, dễ trở thành thờ ơ, tiêu cực. Lúc "Tử vi Thiên phủ đến cung hạn Thiên cơ độc tọa, càng dễ rời vào tình trạng chọn lựa kiểu tạm bợ, hoặc nhìn thấy mọi việc có vẻ có vẻ như đang thuận lợi toại ý, dù có ý thay đổi hiện thực thì cũng thiếu dũng khí thay đổi trong thực tế. Sau 10 năm hết vận hạn này, lúc đến vận hạn sau, càng mất hùng tâm trong sự nghiệp. Nhiều lúc thấy ngược lại, một số nữ mệnh, đại hạn có Lộc Quyền Khoa hội hợp, bản thân lại là chủ gia đình, là do nguyên nhân này.

Một thí dụ khác, nam mệnh "Tử vi Thiên phủ" của nguyên cục có Kình dương Đà la chiếu xạ, đặc biệt lúc Vũ khúc "cô kị" đồng độ với Đà la (can Nhâm Lộc tại Hợi), hoặc tinh hệ "Liêm trinh Thiên tướng" thuộc loại "không ưa kích thích" đồng độ với Kình dương (can Bính Mậu), khi "Tử vi Thiên phủ" đến hạn Thiên cơ độc tọa, sẽ thường dễ bị sợ gian nan, mà chọn sai hướng đi trong cuộc đời.

Nếu đại hạn là Thiên cơ hóa Lộc (can Ất), thì thích hợp với "Tử vi Thiên phủ" có tính chủ động. Nếu Thiên cơ hóa Khoa thì trái lại, sẽ thích hợp với "Tử vi Thiên phủ" có tính bị động. Bởi vì gặp sao Lộc là lợi về tranh thủ, gặp sao Khoa thì nên giữ gìn danh dự.

Cung hạn Phá quân hóa Lộc hay hóa Quyền, đều có lợi đối với "Tử vi Thiên phủ" có tính chủ động, nhưng không nên đặt ra lý tưởng quá cao, một khi gặp cơ hội tốt thì từ đó vạn tốt sẽ đến liên tiếp, nếu không, ắt sẽ vì lý tưởng quá cao mà bị trở ngại.

Nếu cung hạn Phá quân có Kình dương Đà la hội chiếu, thì trái lại, thích hợp với "Tử vi Thiên phủ" có tính bị động, nên từ từ khoan tiến tới, để xoay chuyển dần thế xấu. Nếu bị người khác ảnh hưởng, gấp gáp thay đổi sẽ thất bại. Vì vậy lúc đến cung hạn này, phải thận trọng trong việc trọn người hợp tác làm ăn.

Cung hạn Thái dương nhập miếu, thích hợp với "Tử vi Thiên phủ" có tính chủ động, lạc hãm thì nên là "Tử vi Thiên phủ" có tính bị động.

Cung hạn Thái dương nhập miếu, thích hợp với "Tử vi Thiên phủ" có tính chủ động, cũng chủ về "danh" lớn hơn "lợi", hoặc nhờ danh tiếng mà có tài lộc. Nếu Thái dương hóa Kị, thì nên thận trọng trong việc đầu tư. Nếu Thái dương hóa làm sao Quyền hay sao Lộc, thì "Tử vi Thiên phủ" thuộc tính chất nào cũng đều là đại hạn hoặc lưu Niên thuận lợi toại ý.

Cung hạn Vũ khúc độc tọa, thông thường lợi cho "Tử vi Thiên phủ có tính chủ động đến. Có điều Vũ khúc của nguyên cục hóa Kị (can Nhâm), thì Tử vi đồng thời cũng hóa Quyền, như vậy tính chủ động của "Tử vi Thiên phủ" quá mạnh, kết cấu dạng này chỉ có lợi đối với nam mệnh, mà bất lợi đối với nữ mệnh, nữ mệnh sẽ làm tăng tính chất cô độc và hình khắc, mà còn quá chủ động. Còn nam mệnh lúc đến cung hạn Vũ khúc hóa Kị, sẽ không thay đổi tình trạng lực bất tòng tâm, tắc vẫn có thể duy trì tình trạng đã đạt được.

Cung hạn Thiên đồng độc tọa, đối với "Tử vi Thiên phủ" là thuộc loại trung tính. Bất kể Tử Phủ là chủ động hay bị động, Thiên đồng cũng đều nên cát hóa thành Khoa Quyền Lộc (vì Thiên đồng không có Hóa Kị). Nếu gặp các sao Hình - Kị, nhất là Cự môn hóa Kị đến gặp Thiên đồng, thì Tử Phủ dễ bị tình trạng tự mình tìm sự vất vả, tự làm mình rơi vào tình huống rắc rối khó xử. Lưu niên mà gặp nó (can Đinh), thì đây là năm "lòng dạ thay đổi", gặp thêm các sao đào hoa thì càng nghiệm. Nếu các sao Sát - Hình trùng trùng, thì vì "thay lòng đổi dạ" mà ảnh hưởng đến tiền bạc và sự nghiệp. Nếu lại gặp Văn khúc khóa Kị đến hội (can Kỷ), thì đây là "đào hoa kiếp" thuộc loại nghiêm trọng.

Cung hạn Thất sát độc tọa, không nhất định sẽ xảy ra thay đổi, cần phải gặp Lộc tồn và Thiên mã giao hội, mới chủ về vì hoàn cảnh khách quan nên buộc phải thay đổi. Vì vậy Tử Phủ có tính bị động mà đến cung hạn này, cần phải có Lộc tồn, Thất sát, Thiên mã hội hợp, mới chủ về có biên động thay đổi. Biến động thay đổi tốt hay xấu, phải xem các sao hội hợp với đại hạn hoặc lưu niên mà định. Rất ưa gặp Phá quân hóa Quyền (can Quý), đương nhiên đây sẽ là năm mang tính khai sáng, có thể tranh thủ chủ động.

Tử Phủ thông thường không ưa đến cung hạn Thiên lương tọa thủ, bởi vì Thiên lương không có tính chất lãnh đạo. Nếu đại hạn mà gặp nó, thì không có trở ngại gì lớn, chỉ chủ về thoái lui phòng thủ, lúc này đã là vận "già" của tinh hệ "Tử vi Thiên phủ". Nếu lưu niên mà đến cung hạn Thiên lương tọa thủ, có các sao Sát - Kị đến hội, phần nhiều thấy tình thế có vẻ như đang thăng tiến, nhưng thực sự thì lại đang thụt lùi. Nhưng lúc Thái dương nhập miếu, mà còn được cát hóa, thì lại có lợi về cạnh tranh, không phải là điềm ứng thụt lùi.

Cung hạn Liêm Tướng không nên có sao Hình - Kị đến, Tử Phủ có tính chủ động hay bị động mà đến cung hạn này, đều sẽ gặp tình huống đình trệ, bị kiềm chế. Nếu "Tài Ấm" đến giáp cung, thì chỉ nên lùi về địa vị "phó", dù trên thực tế đảm nhiệm công tác lãnh đạo, thì cũng không nên nhận chức danh lãnh đạo.

Gặp Liêm trinh hóa Lộc, cần chú ý không được xuất đầu lộ diện, phô trương tài năng.

Vận hạn Cự môn độc tọa, chỉ cần không hóa Kị, lại có Thái dương vượng cũng chiếu, thì Tử Phủ thuộc tính chất nào đến cũng đều có lợi. Nếu gặp Khoa Quyền Lộc, thì đây sẽ là năm được xứ khác (hay người ngoại quốc) đề bạt, hoặc lợi về hợp tác với người nước ngoài. Nữ mệnh thì nên đề phòng rắc rối về tình cảm. Nam mệnh nếu cung Phúc đức gặp đào hoa, thì dễ thay đổi tình cảm, có người tình khác.

Cung hạn Tham lang độc tọa, nếu hóa làm sao Kị (can Quý), rất có lợi cho Tử Phủ có tính chủ động đến, lúc này biến thành vận trình theo đuổi lý tưởng. Nếu là Tử Phủ có tính bị động đến hạn này, trái lại, sẽ đánh mất cơ hội.

Nếu đại hạn hoặc lưu niên gặp Tham lang, Hỏa tinh, Hóa Lộc, mà Tử Phủ có tính bị động đến sẽ dễ bị thất chí, một khi vào vận tốt sẽ không còn ý đồ tiến thủ, cuối cùng dẫn đến thất bại.

Tử Phủ nên đến cung hạn Thái âm nhập miếu, nếu Thái âm lạc hãm thì không nên. Có lợi đối với Tử Phủ có tính bị động, Tử Phủ có tính chủ động thì hơi kém hơn. Có điều, nếu Thái âm hóa Kị, thì Tử Phủ mà đến đại hạn hoặc lưu niên này, dễ vì say sưa đắc ý, quên mất tình hình thực tế mà đầu tư, dẫn đến thất bại. Thái âm phải hóa làm sao Lộc, sao Quyền, thì mới có thể phát triển lớn được.

Đến đây, đơn cử một ví dụ Tử Phủ ở cung Phu thê cư Thân, cung mệnh là Tham lang cư Tuất, người sinh năm Kỷ, thì Tham lang hóa Quyền đối nhau với Vũ khúc hóa Lộc. Tử Phủ hội hợp với Vũ khúc hóa Lộc mà không có Lộc tồn điều hòa, nên Vũ khúc mang tính "cô độc và hình khắc", các sao của cung mệnh lại mang tính tích cực. Đến đại vận Đinh Sửu, cung Phu thê của đại vận là Cự môn độc tọa hóa Kị ở cung Hợi, còn năm Bính Dần thì cung Phu thê của lưu niên là Liêm Tướng, hóa Kị, Kình dương Đà la cùng chiếu, lại gặp Linh tinh, chủ về người chồng bị mắc bệnh gan rất nặng vào năm đó.
"Phủ Tướng triều viên cách" tức là hai sao Thiên Phủ và Thiên Tướng hội chiếu cung mệnh. Thêm vào đó, cung mệnh cư Ngọ, Thiên phủ cư Tuất, Thiên tướng cư Dần, là lấy kết cấu "Phủ Tướng triều viên cách".

Cổ ca nói:

Mệnh viên phủ tướng đắc câu phùng
Vô sát thân đương thị thánh quân
Phú quý song toàn nhân cảnh ngưỡng
Nguy nguy hiển nghiệp mãn kiền khôn.

Dịch nghĩa:

Cung mệnh gặp đủ sao Phủ Tướng
Không có sát tinh Thân hầu vua
Phú quý song toàn người ngưỡng mộ
Đức nghiệp lớn lao khắp đất trời.

Thiên phủ là chủ tinh Nam Đẩu, cổ nhân gọi là "Ti mệnh thượng tướng" (Thượng tướng cai quản mệnh lệnh), "Trấn quốc chi tinh" (Sao chấn quốc), chuyên giữ kho tiền.

Thiên tướng là "ấn tinh" (sao ấn), người xưa gọi là "Ti tước chi tinh" (Sao cai quản chức tước).

Cho nên Thiên tướng và Thiên Phủ trở thành một cặp "Thần cai quản tước lộc". Trong Đẩu Số, có một số sao thường phải gộp thành cặp để xem, gọi là "sao đôi", "Phủ Tướng" là một cặp sao quan trọng trong số đó. Người xưa nói: "phùng Phủ khán Tướng" (gặp Thiên phủ phải xem Thiên tướng) chính là ý này.

Thiên Phủ ở trong 12 cung vốn ít bị lạc hãm, nhưng Thiên phủ của "Phủ Tướng triều viên cách" thì lại không ưa tọa ở 4 cung Tị Hợi Sửu Mùi, đây là do Thiên tướng lạc hãm ở hai cung Mão Dậu, cho nên Thiên phủ ở cung Hợi hoặc cung Mùi liên đới hội hợp với cung Mão, Thiên phủ ở cung Tị hay cung Sửu, liên đới hội hợp với cung Dậu, tính chất đều thành hơi thiếu lực.

Kết cấu tốt nhất của "Phủ Tướng triều viên cách" là thiên tướng ở cung Tý, Thiên phủ ở cung Thân; Thiên tướng cư cung Ngọ, Thiên phủ ở cung Dần, Thiên tướng cư cung Thân, Thiên phủ ở cung Thìn.

Thiên Phủ lấy trường hợp không độc tọa làm cách cục tốt, chủ về người tính tình công chính, nếu không sẽ dễ trở thành gian giảo. Có điều, gian giảo ở đây thực ra cũng chỉ là mạng làm ăn kinh doanh ngày nay mà thôi.


Tác giả: Admin | Đã xem: 1338

  • Click để đánh giá bài viết

Từ khóa: Sao THIÊN PHỦ trong Lá số tử vi, Thiên phủ gặp Tuần Triệt, CÔ Ngọc Cầm Tử vi,