Lịch âm dươngToday

Giải đáp tư vấn

Câu hỏi mới nhất

tu vi ngay
Nguyen ngoc Danh
[email protected]

tu vi tuoi mau tuat hom nay
Xem tiếp

Vào Thứ Sáu hàng tuần, Click vào đây để đặt câu hỏi, vấn đề của bạn sẽ được Cô Ngọc Cầm tư vấn hoàn toàn miễn phí (dành cho 2 câu hỏi sớm nhất)

  • Lá số tử vi
Thứ năm 02/10/2014

Lộc Thần Dịch Mã!

Với nhiều người, việc chuyển chỗ ở, chuyển cơ quan công tác, thăng quan tiến chức là việc rất hệ trọng trong đời. Kích hoạt tốt cung Dịch Mã tức là bạn đã có thêm nhiều cơ hội để "thay đổi".

 

I / DỊCH MÃ

A / Dịch Mã là gì ? 
Thời xưa, Ngựa là phương tiện giao thông và truyền văn thư của các Cơ Quan Nhà Nước nên gọi là Dịch Mã.

Những cái Tên của Mã thường gặp trong các sách Lý Số là : Mã, Thiên Mã, Dịch Mã, Trạch Mã.

Trong Tử Vi, Mã được gọi là Thiên Mã. Trong các Sách Mệnh Lý Bát Tự thì Mã và Thiên Mã là hai khái niệm khác nhau ( Xem Mục IVB2/ ở dưới ). Mã thường được gọi là Dịch Mã. Hai chữ Dịch Mã có lúc lại được tách đôi : có Dịch không có Mã, có Mã không có Dịch ( Xem Mục IIC8/ ở dưới). 

Lý Hư Trung : Sao Dịch Mã bôn ba không nghỉ, nằm ở 4 góc : Dần, Thân, Tỵ , Hợi. Dần là vị trí Thủy bệnh, Thân là vị trí Hỏa bệnh, Tỵ là vị trí Mộc bệnh, Hợi là vị trí Kim bệnh. Do đó Dịch Mã có tên gọi là Dịch cư Bệnh Phương.

Vậy, chữ Dịch trong Dịch Mã được hiểu là Phục Dịch, Dịch Vụ và cũng được hiểu là Dịch Bệnh.

HIệp Kỷ Biện Phương Thư nói : Dịch Mã Tháng Giêng khởi ở Thân, nghịch hành Tứ Mạnh ( Thân, Tỵ, Dần, Hợi ). Tại giữa Tháng Chạp, Dần là Công Tào, Thân là Truyền Tống, Hợi là Thiên Môn , Tỵ là Địa Hộ, đều là Tượng Đường Sá, nên Mã gắn liền với đường sá.

Trong Tử Vi, Mã có Hành Hỏa. Tính chất của Hành Hỏa là “Viêm Thượng”. Viêm là nóng, Thượng là hướng lên.Tính của Hỏa là gấp vội, vui mừng ,nóng, bốc lên trên.. Hành Lệnh Mùa Hạ. Mã cũng vậy,là động, là hoạt động. 

Còn Dịch thì nói rằng, Càn là Mã. Càn có tính chất là cứng, mạnh, hoạt động nhiều. Đó cũng là tính cách của Mã. 

Vậy , Mã có tính chất mạnh mẽ, kiên cường, ưa hoạt động. Nghĩa là, Mã phải đi, phải chạy, phải di chuyển, phải rong ruổi trên đường. Mã nằm yên là vô dụng, là hung. Lý Hư Trung nói : Mã không yên, Con Cháu phồn thịnh.

 

 

 

B/ Cách xác định Dịch Mã :

Tam Mệnh Thông Hội : Dịch Mã trong Mệnh Lý là hợp của ba Số Thái Huyền của Địa Chi :
· Dần : 7 , Ngọ : 9 , Tuất : 5 => 7 + 9 + 5 = 21. Từ Tý đếm thuận đến 21, gặp Thân : Thân là Dịch Mã của Hỏa Cục.
· Hợi : 4 , Mão : 6 , Mùi : 8 => 4 + 6 + 8 = 18 . Từ Tý thuận hành đến 18, gặp Tỵ : Tỵ là Dịch Mã của Mộc Cục.
· Mộc và Hỏa là Dương Cục, từ Tý Nhất Dương thuận hành. Kim và Thủy là Âm Cục, từ Ngọ Nhất Âm thuận hành. 
· Thân : 7 , Tý ; 9 , Thìn : 5 => 7 + 9 + 5 = 21. Từ Ngọ đếm thuận đến 21, gặp Dần. Dần là Dịch Mã của Thủy Cục.
· Tỵ : 4 , Dậu : 6 , Sửu : 8 => 4 + 6 + 8 = 18 . Từ Ngọ đếm thuận đến 18, gặp Hợi. Hợi là Dịch Mã của Kim Cục. 

Từ đó rút ra quy tắc :
· Với Địa Chi thuộc Tam hợp Dần , Ngọ , Tuất thì Dịch Mã ở THÂN ( Cách nhớ : Thân đối xung với Dần).
· Với Địa Chi thuộc Tam hợp Thân , Tý , Thìn thì Dịch Mã ở DẦN ( Dần đối xung với Thân ).
· Với Địa Chi thuộc Tam hợp Tỵ, Dậu, Sửu thì Dịch Mã ở HỢI ( Hợi đối xung với Tỵ ).
· Với Địa Chi thuộc Tam hợp Hợi, Mão, Mùi thì Dịch Mã ở TỴ (Tỵ đối xung với Hợi ).

Để xác định Dịch Mã : 
· Sách Tam Mệnh Thông Hội : Lấy Nhật Chi làm Chủcũng có khi lấy Niên Chi làm Chủ để xác định Dịch Mã
· Sách Dự Đoán theo Tứ Trụ ( Thiệu Vĩ Hoa ) : Lấy Chi Năm hoặc Chi Ngày làm Chủ để xác định Dịch Mã..
· Trong Tử Vi thì Dịch Mã được xác định theo Địa Chi Năm Sinh.
· Trong Hiệp Kỷ Biện Phương Thư : Dịch Mã, Tháng Giêng khởi ở Thân, nghịch hành Tứ Mạnh. Do đó, Dịch Mã : Tháng Dần tại Thân, Tháng Mão tại Tỵ, Tháng Thìn tại Dần, Tháng Tỵ tại Hợi, Tháng Ngọ tại Thân, … ). 

Trong bài viết này, tôi theo Tam Mệnh Thông Hội, tức lấy Nhật Chi hoặc Niên Chi làm Chủ để xác định Dịch Mã. Chủ yếu là lấy Nhật Chi.
Ví dụ : 
+ Nếu Ngày Sinh là Tuất và nếu trong các Trụ có Địa Chi Thân thì Mệnh có Dịch Mã ở Thân.
+ Nếu Năm Sinh là Mão mà trong Tứ Trụ có Địa Chi Tỵ thì Mệnh có Dịch Mã ở Tỵ .

 

 

II / CÁC LOẠI DỊCH MÃ

Trong Tử Vi chỉ có một loại Mã và gọi là Thiên Mã. Thiên Mã có Hành Hỏa, đóng tại một trong 4 góc của Lá Số Tử Vi và thay đổi tính chất cát hung tùy theo Cung mà nó đóng. 

Phần 1: Mã trong Mệnh Lý Bát Tự.

 

 

 

Dịch Mã chỉ là một phụ tinh nhưng lại đóng những vai trò khá quan trọng trong một lá số. Có thể nói từ lá số của một bậc quân vương, một danh tướng, một thương gia, hay một người bình dân mà đến thời điểm nào đó trong cuộc đời tạo dựng được những công danh sự nghiệp cho mình thì hầu như lá số của họ không thể không có sự góp phần của Thiên Mã. Lý do thật đơn giản vì Thiên Mã là biểu tượng của tài năng. Bởi vậy, một lá số mà cung Mệnh và cung Thân có Thiên Mã tọa thủ gọi là cách Dịch Mã.

 

Người ta thường cho rằng Thiên Mã thuộc hành Hỏa và trong 12 cung của lá số Thiên Mã chỉ đóng ở 4 cung là Dần, Thân, Tỵ, Hợi, và chỉ đắc địa ở hai cung Dần và Tỵ mà thôi. Trong khoa Tử Vi, Thiên Mã là biểu tượng của chân tay, hoặc phương tiện di chuyển như xe cộ, tàu bay, tàu hỏa…Đặc tính chủ yếu của người Dịch Mã là tính năng động, tháo vác, đảm đang, quán xuyến, thích di chuyển, thích tranh cãi, hay thay cũ đổi mới…Vởi những đặc tính ấy cho nên Thiên Mã không chỉ ảnh hưởng ở hai cung Mệnh và Thân mà nó còn tác động mạnh mẽ vào các cung chính như Quan Lộc, Thiên Di…là những lãnh vực của công danh và sự nghiệp. Tuy nhiên khi nói đến mẫu người Dịch Mã, chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa của chữ “dịch” là xê dịch, chuyển đổi, di chuyển, biến động… do đó cũng có người cho rằng hành của Thiên Mã thay đổi theo hành của cung mà Thiên Mã tọa thủ. Có nghĩa là, khi Mã tọa thủ ở Dần (hành Mộc) thì Mã ứng với người mạng Mộc và Hỏa. Ở cung Tỵ thì Mã ứng cho người mạng Hỏa và Thổ. Khi ở cung Thân thì Thiên Mã ứng với người mạng Kim và Thủy…v.v. Nhu vậy, khi hành của Thiên Mã ứng hợp với hành của Mệnh thì đương số là người có tài năng và có hoàn cảnh cơ hội để thi thố hết tài năng của mình. Còn ngược lại thì tuy có tài, có nghị lực nhưng cuộc đời lại không được những vận hội may mắn, không được đời biết đến khiến cho tài năng phải bị mai một như một kẻ sinh bất phùng thời.

Người có Mệnh an ở hai cung Dần Thân có Tử Phủ và Thiên Mã tọa thủ đồng cung gọi là cách Phù Dư Mã, là ngựa kéo xe cho Vua chỉ những người có tài năng, giữ những chức vụ cố vấn, phụ tá cho các cấp chỉ huy của một đơn vị quân đội, hay giám đốc của một cơ sở hành chánh, thương mại…Hoặc cũng có thể là những người không giữ một chức vụ gì chính thức nhưng ra đời thường được kề cận với những người có quyền thế trong xã hội.

Người có Thiên Mã thủ Mệnh và có Nhật Nguyệt đồng cung hay hợp chiếu là cách Thư Hùng Mã. Một đôi ngựa tốt, chỉ người văn võ song toàn, nhưng cách này thường phát về văn nghiệp hơn là võ nghiệp. Đây là mẫu người có kiến thức sâu rộng, có trình độ học vấn, có năng khiếu về các ngành như ngoại giao, chính trị, văn học và nghệ thuật. Nếu đã đi vào những lãnh vực vừa nêu trên thì mẫu người Thư Hùng Mã này sẽ đạt được những công danh sự nghiệp một cách dễ dàng, và có người có thể thành công trên cả hai lĩnh vực cùng một lúc. Chẳng hạn họ có thể là một nghệ sĩ nổi danh lại vừa giàu có nhờ làm thương mại. Người Thư Hùng Mã có khả năng song thủ hỗ bác tương tự như người có Thân cư trong tam hợp Phúc, Di, và Phu Thê. Người có Thiên Mã gặp Lộc Tồn đồng cung là cách Chiết Tiễn, có nghĩa là bẻ roi đánh ngựa, giục ngựa lên đường, chỉ người có tài. Khởi sự làm gì cũng được may mắn thuận lợi. Nếu Thiên Mã ở Mệnh có Lộc Tồn ở Thiên Di xung chiếu thì đây là cách Lộc Mã Giao Trì, ngựa ăn cỏ trên cách đồng xanh, là người được vận hội may mắn, được thừa hưởng những công lao thành qủa của người khác làm. Và theo ý nghĩa của Lộc Tồn là lộc trời cho, nên cả hai cách vừa nêu trên cũng chỉ những người trở nên giàu có nhờ trúng số, hoặc được thừa hưởng tài sản của ông bà, cha mẹ để lại. Người có Lộc Mã mưu sự chuyện gì hãy nên mạnh dạn vì thường được may mắn.

Người có Thiên Mã thủ Mệnh gặp Hỏa Tinh hay Linh Tinh là Chiến Mã, ngựa xuất trận. Cách này chỉ người có tài năng là thường là phát về võ nghiệp nếu gặp một lá số tốt. Đây là số của những quân nhân được thăng cấp rất nhanh chóng. Tuy nhiên cách Chiến Mã này tiềm tàng những tai họa về chân tay như thương tật hay tàn khuyết nếu không có những cách hóa giải. Nếu đủ bộ Mã Hỏa Linh thì có thể tay chân bị tê bại từ nhỏ, hoặc bị bại liệt do các chứng bệnh khác đưa đến như bị tai biến mạch máu não, tiểu đường .v.v…

Người có Thiên Mã thủ Mệnh gặp Thiên Khốc, Điếu Khách là cách Mã Khốc Khách, có nghĩa là ngựa đeo lục lạc vàng, chỉ những người có tài năng, có danh tiếng trong một lãnh vực nào đó. Hạn gặp Mã Khốc Khách thì vận hội may mắn đã đến, là thời điểm mà danh tiếng của mình được người đời biết đến. Đối với một lá số trung bình thì đương số cũng gặp được những cơ hội may mắn như được cấp trên giao phó công việc và được tín nhiệm hay thăng thưởng do khả năng và những thành qủa tốt đẹp của mình. Người có Thiên Mã thủ Mệnh gặp Phi Liêm đồng cung hay xung chiếu gọi là cách Phi Mã, là ngựa có cánh bay như trong truyện thần thoại của Hy Lạp, ý nghĩa cũng tương tự như Mã Khốc Khách, chỉ người có tài năng và được nhiều may mắn, làm việc gì cũng thành chông dễ dàng và nhanh chóng. Hạn gặp Phi Mã là có sự thay đổi, hoặc di chuyển. Nếu khởi sự một điều gì trong hạn này thì chớ có ngần ngại vi Phi Mã đáo hạn là thời cơ đã đến. Người có cách Phi Mã thường thích hợp với những công việc đi đây đi đó, cuộc đời là những chuyến hành trình không dứt.

Thiên Mã thủ Mệnh gặp Thiên Hình đồng cung là cách Phù Thi Mã, là ngựa kéo xe tang. Người có cách này suốt đời cực khổ, làm việc gì cũng khó khăn trắc trở, thành ít bại nhiều, và thường gặp toàn những chuyện xui xẻo, đau thương, buồn khổ, tang tóc triền miên. Hạn gặp Mã Hình thì phải hết sức thận trọng trong mọi việc, vì những gì sẽ đến trong thời gian này chỉ là những chuyện buồn hoặc ngoài sự mong đợi của mình. Thiên Mã thủ Mệnh gặp Đà La đồng cung gọi là Mã Đà hay Chiết Túc Mã. Có ý nghĩa là ngựa què, chỉ những người không được may mắn, hay gặp khó khăn trắc trở. Cuộc đời nhìn chung toàn là những lao đao lận đận. Cùng là một việc, người khác làm thì thuận lợi may mắn, mình làm thì khó khăn, trở ngại. Bởi vậy trên phương diện dùng người, thì giao một công việc cần có kết qủa sớm, hay một kế hoạch quan trọng cho người có số Mã Đà hay đang trong vận Mã Đà thì đây là một quyết định từ sai lầm đến mạo hiểm của người có trách nhiệm.

Thiên Mã thủ Mệnh gặp Tuyệt đồng cung, gọi là Mã Tuyệt hay Cùng Đồ Mã. Có nghĩa là ngựa chạy đến đường cùng, chỉ người làm việc thường thất bại, cuộc đời thường lâm vào cảnh bế tắc. Tương tự nếu Mã thủ Mệnh gặp tuần triệt, gọi là Tử Mã, nghĩa là ngựa chết, ngựa vô dụng, ý nghĩa và tai họa còn nặng hơn Cùng Đồ Mã.  
 
Thiên Mã là một trong những lưu tinh (sao lưu) khi xem hạn. Có nghĩa l2 vị trí của Thiên Mã sẽ thay đổi theo mỗi năm và gọi là Lưu Thiên Mã. Đó cũng là ý nghĩa thứ ba của chữ “Dịch” khi gọi Thiên Mã là Dịch Mã.

Khi xem hạn, nếu thấy Thiên Mã và Lưu Thiên Mã đồng cung, xung chiếu hay hợp chiếu thì những điều sau đây sẽ xảy đến trong vận hạn: mua xe, đổi xe, đổi chổ ở, đổi việc làm, đi du lịch v.v…Có thể chỉ xảy ra một sự việc mà thôi. Ví dụ: nếu đã đổi chổ ở thì sẽ không thay đổi việc làm, đi xa v.v… Nhưng cũng rất có thể xảy ra hai sự việc cùng một lúc. Những gì thay đổi trong vận hạn ít nhiều tùy theo vị trí của Thiên Mã và Lưu Thiên Mã đồng cung hay xung chiếu. Mức độ tốt xấu của sự việc còn tùy thuộc vào những sao chi phối trong hạn đó. Có thể là bị mất việc (không tốt) phải tìm việc khác. Cũng có thể vì được thăng chức nên phải giữ công việc khác (tốt).

Tóm lại, khi nói đến Thiên Mã điều quan trọng mà chúng ta phải cân nhắc là hành của Thiên Mã và hành của bản Mệnh. Nếu cả hai cùng hành, hoặc hành của Mã sinh cho hành của bản Mệnh thì Mã này mới là Mã của mình. Ngược lại nếu không đồng hành thì Mã này chỉ là cái bóng mà thôi.

Trên thực tế chúng ta thấy hai lá số đều có Thiên Mã thủ Mệnh nhưng khả năng và sự may mắn của hai người hoàn toàn khác nhau rất nhiều. Người có Thiên Mã không hợp với bản Mệnh thì cũng là người có tài năng nhưng tánh tình rụt rè, nhút nhát, thiếu lòng tin, và không có ý chí phấn đấu để nắm lấy cơ hội, cho nên cuối cùng dễ trở thành bất đắc chí.

Với một lá số trung bình trở lên, người Dịch Mã là người đa tài. Họ có nhiều năng khiếu nổi bật và có thể thành công trên nhiều lãnh vực khác nhau. Họ là những người năng động, thích sự đổi thay và những chuyến hành trình như những bông hoa tô thắm cho cuộc đời của họ. Về khía cạnh này, cá tính của người Dịch Mã có phần nào giống như mẫu người Thân Cư Thiên Di

Nếu bạn thấy các phân tích này hơi khó, hãy đọc bài đã đăng  tại Fengshuiexpress.net trước đây: Dùng Dịch Mã - thúc đẩy vận sự nghiệp!

Phần 2: Mã trong Mệnh Lý Bát Tự.
Trong Mệnh Lý Bát Tự , Dịch Mã đóng vai trò hết sức quan trọng, do đó Dịch Mã được nghiên cứu rất tỉ mỉ và rất chi tiết. Dịch Mã được chia thành hàng mấy chục loại khác nhau, và được chia theo nhiều tiêu chí khác nhau. 

 

 

 

A/ Những loại Dịch Mã đi với Thiên Can :

1/ Những Người sinh vào Ngày Dần, Ngọ, Tuất ( Thuộc Hỏa Cục )

Nếu trong các Trụ Niên, Nguyệt, Thời có Địa Chi Thân thì Mệnh có Dịch Mã .
Đó là Mã gì ?
Tùy theo Địa Chi Thân kết hợp với Thiên Can nào mà ta sẽ có những Dịch Mã khác nhau. Địa Chi Thân chỉ có thể kết hợp với 5 Thiên Can Dương và ta có 5 loại Dịch Mã sau :
a ) Nếu gặp Giáp Thân : Là Không Vong Mã. ( Trong Tuần Giáp Tuất thì Giáp Thân là Không Vong )
b ) Nếu gặp Bính Thân : Là Đại Bại Mã( Bính Thân là Ngày Thập Ác Đại Bại ).
c ) Nếu gặp Mậu Thân : Là Phục Thần Mã ( Mậu Thân là Phục Thần ).
d ) Nếu gặp Canh Thân : Là Phùng Thiên Quan Mã ( Canh : Thiên Quan Quý Nhân ở Ngọ ).
e ) Nếu gặp Nhâm Thân : Là Đại Bại Mã . ( Nhâm Thân là Ngày Thập Ác Đại Bại ).
Những điều trên đây ứng phát vào Năm Tỵ , Tháng Dậu, Ngày Sửu, Giờ Thân - TMTH ). 

2 / Những Người sinh vào Ngày Thân, Tý, Thìn ( Thuộc Thủy Cục ) 
Nếu trong các Trụ Niên , Nguyệt, Thời có Địa Chi Dần thì Mệnh có Dịch Mã.
a ) Nếu gặp Giáp Dần : Là Chính Lộc Văn Tinh Mã.
(Nơi Lâm Quan của Thực Thần là Văn Xương Quý Nhân. Với Thân Tý Thìn thì Dần là Mã, Dần là Chính Lộc của Giáp . Giáp là Thực Thần của Dương Thủy.Giáp Lâm Quan tại Dần.Dần là Văn Xương Quý Nhân của Dương Thủy ) . 
b ) Nếu gặp Bính Dần :  Phúc Tinh Mã.
Phúc Tinh Mã là Tài tọa Lộc Mã. Bính là Thiên Tài của Dương Thủy. Dần là Mã ).
c ) Nếu gặp Mậu Dần : Là Phục Mã. Mậu Dần là Phục Thần. Dần là Mã của Thân Tý Thìn)
d) Nếu gặp Canh Dần :  Phá Lộc Mã. Canh Kim khắc Dần Mộc là Lộc bị phá )
e ) Nếu gặp Nhâm Dần :  Không Vong Mã .
Những điều trên đây ứng phát vào Năm Hợi,Tháng Mão, Ngày Mùi, Giờ Dần -TMTH ).

3 / Những Người sinh vào Ngày Tỵ, Dậu, Sửu ( Thuộc Kim Cục ) 
Nếu trong các Trụ Niên, Nguyệt, Thời có Địa Chi Hợi thì Mệnh có Dịch Mã.
a ) Nếu gặp Ất Hợi : Là Thiên Đức Mã( Tháng 10, Thiên Đức ở Ất ).
Vì Địa Chi trong Mã sinh Thiên Can nên Mệnh chủ bị mai một, không thành, không thông minh.
b ) Nếu gặp Đinh Hợi : Là Thiên Ất Mã ( Đinh có Thiên Ất Quý Nhân ở Hợi ).
c ) Nếu gặp Kỷ Hợi : Là Vượng Lộc Mã. 
d ) Nếu gặp Tân Hợi : Là Chính Lộc Mã . 
e ) Nếu gặp Quý Hợi : Là Đại Bại Mã .
Những điều nói trên đây ứng vào Năm Thân , Tháng Tý , Ngày THìn , Giờ Hợi - TMTH ).

4 / Những Người sinh vào Ngày Hợi , Mão , Mùi ( Thuộc Mộc Cục ) 
Nếu trong các Trụ Niên, Nguyệt, Thời có Địa Chi Tỵ thì Mệnh có Dịch Mã.
a ) Nếu gặp Ất Tỵ : Là Chính Lộc Mã.
b ) Nếu gặp Đinh Tỵ : Là Vượng Khí Mã
c ) Nếu gặp Kỷ Tỵ : Là Cửu Thiên Lộc Khố. 
d ) Nếu gặp Tân Tỵ : Là Không Vong Mã.
e ) Nếu gặp Quý Tỵ : Là Thiên Ất Phục Mã.
( Quý Thiên Ất ở Tỵ , Quý Tỵ là Phục Thần ).
Những điều nói trên đây, ứng phát vào Năm Dần , Tháng Ngọ , Ngày Tuất , Giờ Tỵ - TMTH ).

B / Thập Nhị Dịch Mã : Phân loại Dịch Mã theo quan hệ giữa Dịch Mã với Can Chi và Thần Sát trong Tứ Trụ 
Tam Mệnh Thông Hội viết :
Đặt Dịch Mã vào trong Tứ Trụ để xét, thì có 12 tình huống đặc thù, cũng chính là 12 Dịch Mã. Căn cứ vào 12 loại Dịch Mã này có thể biết được Cát , Hung , Họa , Phúc của Mệnh.

1/ Khoản Đoạn Mã :
Khoản Đoạn Mã nghĩa là Ngựa chạy chậm, thong thả.

Người sinh vào Ngày ( hoặc Năm ) :
+ Tỵ , Dậu , Sửu ( có Mã tại Hợi ) gặp Nhâm và Hợi là có Khoản Đoạn Mã. 
+ Hợi , Mão , Mùi ( có Mã tại Tỵ ) gặp Bính và Tỵ là có Khoản Đoạn Mã.
Thân , Tý , Thìn ( có Mã tại Dần ) gặp Giáp và Dần là có Khoản Đoạn Mã. 
+ Dần , Ngọ , Tuất ( Có Mã tại Thân ) gặp Mậu và Thân là có Khoản Đoạn Mã.
Khoản Đoạn Mã chủ một Đời gập ghềnh, trắc trở, long đong, lận đận ; chỉ có thể làm Quan dự khuyết. 

2/ Quệ Đề Mã :
Tứ Trụ có Dịch Mã nhưng Nhật Trụ gặp Không Vong, gọi là Quệ Đề Mã
Quệ Đề Mã nghĩa là Ngựa bị thọt chân, chí bay nhảy trở thành vong tưởng.
Chủ về Mệnh tuy có khó khăn trắc trở nhưng vẫn có thể vượt qua.

3/ Chiết Túc Mã :
Chiết Túc Mã là Ngựa bị gẫy chân.

Đó là, 
+ Thai Nguyệt mang Dịch Mã nhưng Nhật, Thời Trụ mang Mộc Dục.
+ Hoặc có Tam hợp, nhưng lại chỉ có một Dịch Mã : Đây giống như ba người cưỡi một con ngựa, cuối cùng ngựa bị gẫy chân. 
Ví dụ : Tứ Trụ có Thân, Tý, Thìn và có Dần ( Mã ). Đó là ba người cùng cưỡi một con Ngựa, và cuối cùng Ngựa bị què : Chiết Túc Mã. 
Chiết Túc Mã chủ về trước phú quý, sau nghèo hènChiết Túc là vĩnh viễn mất đi.

4/ Vô Lương Mã :
Vô Lương Mã là Mã không có thức ăn, không được cho ăn. Vô Lương là không được hưởng Bổng Lộc Trời cho
Đó là trường hợp, Nhật Can gặp Dịch Mã, mà Nhật Trụ hoặc Niên Trụ là Thực Thần - Tức Mã thực Thái Tuế.
Ví dụ : Người sinh Năm Giáp Tý, Ngày Nhâm Dần là gặp Vô Lương Mã ( Nhật Can Nhâm gặp Dần là Dịch Mã, Niên Trụ Giáp là Thực Thần của Nhâm ). 
Mệnh có Vô Lương Mã chủ không được hưởng Lộc, không thể làm Quan.

5/ Bất Xuất Sảnh Cứu Mã :
Địa Chi Nguyệt Trụ là Dịch Mã, nhưng không gặp Quý, không gặp Lộc Đường .
Chủ về việc được làm Quan nhưng không thể đến nhậm Chức. Thực tế là không được nhận Chức Vụ nào.

6 / Tư Phong Mã :
Tư Phong Mã là Ngựa hý.
Dịch Mã rơi vào Không Vong thì gọi là Tư Phong Mã. 
Chủ về Quan Viên Hư Danh, Hữu Danh Vô Thực

7/ Xu Đồ Mã :
Có Dịch Mã nhưng Lộc lại Không Vong
Xu Đồ là chỉ ngựa bôn ba trên đường mệt mỏi. 
Chủ về Cầu Lộc bất thành, chỉ tốn sức, uổng công.

8/ Đà Thi Mã :
Đà Thi Mã là Mã cõng Xác người chết.( Trong Mệnh gặp Lộc chính là Thi) . 
Ví dụ : 
Trong Tuần Giáp Tý : Lộc là Dần
- Người sinh Năm Tỵ Dậu Sửu thì Mã tại Hợi. 
- Người sinh Năm Ất Sửu , Mã là Đinh Hợi 
- Người sinh Năm Kỷ Tỵ , Mã là Ất Hợi 
- Người sinh Năm Quý Dậu , Mã là Quý Hợi.

Người Ất Sửu được Hợi Mã , Kỵ : Giờ Dần, Ngày Dần, Tháng Dần 
Người Kỷ Tỵ được Hợi Mã , Kỵ : Giờ Thân, Ngày Thân, Tháng Thân
+ Người Quý Dậu được Hợi Mã , Kỵ : Giờ Dần, Ngày Dần, Tháng Dần 
Trong Mệnh gặp phải những Tháng, Ngày, Giờ này đều là Đà Thi
Những Tuần Giáp khác cũng suy luận tương tự.
Trong 12 Dịch Mã thì Đà Thi Mã là xấu nhất, hung hãn nhất. 
Mệnh có Đà Thi Mã chủ về làm Tướng bị thương vong.

9/ Thực Sô Mã :
Thực Sô Mã là Ngựa ăn cỏ. 
Thực Sô chỉ Hành Nạp Âm của Dịch Mã khắc Hành Nạp Âm của Giờ Sinh .
Ví dụ : Dịch Mã thuộc Kim. Thời gian sinh thuộc Mộc. Kim khắc Mộc, tức Dịch Mã khắc Giờ Sinh.
Người trong Mệnh có Thực Sô thì Quan Vị chỉ có thể đạt được Lục Phẩm.

10/ Thừa Can Mã :
Can là loại Xe to cao, có mái che, thời Cổ Đại gọi là Kiệu, dành cho các Bậc Sỹ Phu, Đại Phu. 
Ngày Sinh, Thai Nguyệt có Lộc Mã là Mệnh có Thừa Can.
Ví dụ : Người Giáp Thân gặp Ngày Giáp Dần và Tháng Mang Thai là Tháng Canh Dần : 
Giáp Dần có : Giáp có Lộc là Dần, Dần có Mã ở Thân. 
Canh Dần có : Canh có Lộc ở Thân.Dần có Mã ở Thân.
Ngày sinh và Thai Nguyệt đều có Mã và Lôc. Vậy Mệnh có Thừa Can Mã.
Người mà Mệnh có Thừa Can Mã thì Quan Vị có thể đạt đến Hàng Tam Công. 

11/ Thặng Diêu Mã : 
Diêu là loại xe nhỏ tiện lợi Thời Cổ Đại. 
Người mà, trong Tháng, Ngày, Giờ Sinh xuất hiện Dịch Mã Quý Nhân gọi là Thừa Diêu. 
Như Người Tuổi Đinh Hợi, sinh vào Tháng Tư, Ngày Nhâm Dần, Giờ Kỷ Dậu:
Nguyệt trụ Tháng Tư là Tháng Tỵ - Tháng Sinh tọa Mã ( Hợi Mã tại Tỵ ) . Dậu là Thiên Ất Quý Nhân của Đinh. Mệnh này có Thặng Diêu Mã.
Mệnh có Thặng Diêu Mã có thể được làm Quan.

12/ Vô Bí Mã :
Bí là rọ mõm và dây cương.
Trong Tứ Trụ tuy có Dịch Mã, nhưng Quý Thần rơi vào Không Vong, Lộc Vị tại Tử Tuyệt, gọi là Vô Bí. 
Vô Bí Mã chủ cả đời cô quả , bần hàn.

C / Dịch Mã được phân loại theo quan hệ hợp hại của Dịch Mã với Ngũ Hành của Can Chi, Thuộc tính Nạp Âm và các Thần Sát. 

1/ Can Chi hợp Mã : 
Là Can Chi của Dịch Mã kết hợp với một Can Chi khác trong Tứ Trụ.
Ví dụ : Người sinh Thân Tý Thìn có Mã tại Dần.
+ Giáp Dần gặp Kỷ Hợi là hợp ( Giáp Kỷ hợp, Dần Hợi hơp )
+ Bính Dần gặp Tân Hợi là hợp ( Bính Tân hợp , Dần Hợi hợp ).
Mệnh có Can Chi hợp Mã chủ làm Quan to.

2/ Mã Đầu Đới Kiếm :
Trong Dịch Mã gặp Canh, Tân hoặc Nạp Âm Kim . Tức là, Thiên Can của Dịch Mã là Canh , Tân hoặc Nạp Âm của Can Chi của Dịch Mã thuộc Kim.
CátMệnh chủ nổi danh ở Biên Cương.

3/ Mã Sậu Thiên Đình :
Là chỉ Người Mệnh Mộc có Hợi mà gặp Tân Hợi , hoặc Thiên Can của Mã thượng gặp được nhiều Lộc.
Ví dụ : Người sinh vào Ngày Lục Nhâm ở vào vị trí Dần, Ngọ, Tuất có Mã là Thân. Trong Độn Giáp, Lục Nghi nào cũng đếu có Giáp đứng đầu, trong Giáp ẩn tàng Mậu Ngọ . Mậu Lộc ở Tỵ , Tỵ là Thiên Đình , gặp lại Tỵ , được Thân kết hợp với nó , đây là Ngựa phi nhanh về Thiên Đình. ( Sậu : nhanh chóng }
Người có Mệnh cách này nhất định làm Quan cấp Phẩm cao.

4/ Cửu Địa Mã ( hay Mã Hậu Nhị Thìn ) 
Hai Thìn sau khi gặp Mã là Dần. Dần Ngọ Tuất Mã ở Thân, lại gặp Ngọ. Ngọ là Ngọ Môn, là Cung Vua . Đó là Mã về Cung Đình.
Cát, Mệnh chủ nhậm Chức ở trong Triều Đình.

5/ Thiên Mã Qúy Thần :
Mã không ở trên Niên Trụ. Thiên Can trên Mã là Thiên Ất Quý Nhân.
Cát. Làm Quan không dưới Cấp Tam Phẩm.

6/ Nhất Mộc Hệ Song Mã :
Trong MãThiên Can khắc Địa Chi.
Ví dụ :
+ Người sinh Dần Ngọ Tuất có Mã là Thân , trong Trụ gặp nhiều Bính Thân. Trong Bính Thân : Thiên Can Bính khắc Địa Chi Thân (Mã)
+ Người sinh Tỵ Dậu Sửu có Mã là Hợi , trong Trụ gặp nhiều Kỷ Hợi.
+ Người sinh Hợi Mão Mùi có Mão là Tỵ , trong Trụ gặp nhiều Quý Tỵ
Mệnh có Nhất Mộc Hệ Song Mã thì chủ Mệnh gặp nhiều trắc trở,nguy hiểm. 
Nếu trong Mệnh gặp Tứ Mã hội tụ tại Thời Trụ hoặc tại Niên Trụ thì trong Mệnh chủ có Tước Vị.

7/ Dịch Mã Hạ Sinh Nhân :
Là chỉ Can Chi Nguyệt, Nhật, Thời Trụ được toàn bộ NgựSách, hơn nữa lại khắc Mệnh. 
Ngự : Trước Mã một vị trí là Ngự. Sách : Sau Mã một vị trí là Sách ).
Ví dụ : 
Người sinh Năm Giáp Tý , Tháng Giêng , Ngày Tân Sửu, Giờ Mão. 
+ Tý là Sinh Nhân : Tý Thủy sinh Giáp Mộc. 
+ Tháng Giêng là Tháng Dần. Dần là Lộc của Giáp. Dần là Mã của Tý : Lộc Mã đồng hương.
+ Ngày Tân Sửu, có Sửu ở sau Dần, tức sau Mã : Sửu là Sách .
+ Giờ Mão , có Mão ở trước Dần, tức trước Mã : Mão là Ngự
+ Tháng Giêng của Năm Giáp Tý là Bính Dần. Ngũ Hành Nạp Âm của Bính Dần là Hỏa. Ngũ Hành Nạp Âm của Giáp Tý là Kim : BínhDần Hỏa khắc Giáp Tý Kim.
Có Dịch Mã Hạ Sinh Nhân, trong Mệnh nhất định có phú quý.

8 / Hữu Dịch Hữu Mã ( Có Dịch có Mã ) 
Thiên Can là MãĐịa Chi là Dịch.
Can Chi của Bản Mệnh (Niên Trụ) và Can Chi của Dịch Mã đều có Khí là có Dịch Có Mã.
Ví dụ : 
Người sinh Năm Mậu Tuất, trong Tứ Trụ có Canh Thân, là Mệnh có “Hữu Dịch Hữu Mã ”. 
+ Thân là Mã của Tuất. 
Canh Thân là Can Chi của Dịch Mã. Canh Thân có Thiên Can và Địa Chi đều thuộc Kim. Kim đến Thân gặpLâm Quan. 
+ Mậu Tuất : Thiên Can Địa Chi của Mậu Tuất đều thuộc Thổ. Thổ đến Thân gặp Trường Sinh ( Thổ sinh Kim )
Can Chi của Bản Mệnh ( Mậu Tuất ) và Dịch Mã ( Canh Thân ) đều có Khí. Đây chính là có Dịch có Mã.
Hữu Dịch Hữu Mã : Cát , chủ làm Quan đến Chức Công Hầu .

Có Mã không có Dịch :
Ví dụ :
Người sinh Năm Nhâm Ngọ , Dịch Mã ở Mậu Thân
Mậu Thổ đến Thân là gặp Trường Sinh.
Bản Mệnh Nhâm Thủy đến Thân là Trường Sinh. 
Ngọ Hỏa đến Thân là gặp đất suy bại.
Bản Mệnh có Thiên Can Vượng, Địa Chi Suy - Đây là có Mã mà không có Dịch .

Có Dịch không có Mã :
Ví dụ :
Người sinh Năm Đinh Sửu, Mã ở Tân Hợi.
Tân Kim gặp Hợi là thuộc Bệnh Địa. 
+ Bản Mệnh Đinh Hỏa đến Hợi là Tuyệt Địa.
+ Sửu Thổ đến Hợi là gặp Quan .
Bản Mệnh là Thiên Can ( Đinh ) Suy, Địa Chi ( Sửu ) Vượng . Thiên Can Dịch Mã ( Tân ) cũng bị Suy. Đây làcó Dịch không có Mã
Có Mã không có Dịch và có Dịch không có Mã đều không Cát không lợi

9/ Mã khắc Thân :
Đó là trường hợp Địa Chi của Dịch Mã khắc Địa Chi của Nguyệt Trụ.
Ví dụ : 
Người sinh Dần Ngọ Tuất , Mã ở Thân. Thân thuộc Kim. Kim có thể khống chế Mộc của Tháng Dần, Tháng Mão.
+ Người sinh Giáp Tý vào Tháng Thìn, Tuất, Sửu, Mùi ( Mã ở Dần. Mộc khắc Thổ ). 
Mệnh có Mã khắc Thân,chủ Cát, vừa Phú lại vùa Quý, dễ cầu được Quan Lộc. Làm Quan thuận lợi. Thuở Niên Thiếu thông minh xuất chúng, sau làm Quan vinh hiển. Người bình thường gặp được cũng có thể có được Phúc nhỏ.

10/ Mã Tài Khố : 
Địa Chi mà Dịch Mã khắc nhập Mộ là Mã Tài Khố.
Ví dụ : 
+ Mã ở Dần: Dần thuộc Mộc. Mộc có thể khắc Thổ. Thổ Mộ ở Tuất. Tuất là Mã Tài Khố.
+ Mã ở Thân:Thân thuộc Kim. Kim có thể khắc Mộc. Mộc Mộ ở Mùi. Mùi là Mã Tài Khố
+ Mã ở Tỵ : Tỵ thuộc Hỏa. Hỏa khắc Kim. Kim Mộ tại Sửu. Sửu là Mã Tài Khố.
Mã ở Hợi : Hợi thuộc Thủy. Thủy khắc Hỏa. Hỏa Mộ ờ Tuất. Tuất là Mã Tài Khố
Mã Tài Khố, Mệnh chủ Cuộc Đời chu du bốn phương, có nhiều tiền bạc.

11/ Anh Linh Quán Mã :
Đây là Sự Trường Sinh của Chân Khí Ngũ Hành : Địa Chi Dịch Mã cùng Hành với Thiên Canhoặc sinh ra Thiên Can
Ví dụ : + Giáp Dần : Thiên Can và Địa Chi cùng Hành Mộc. 
+ Nhâm Thân : Địa Chi Thân Kim sinh Thiên Can Nhâm Thủy.
Mệnh chủ làm Quan Cao, chủ biết sắp xếp công việc hợp lý.

12/ Nam Phương Ly Minh Mã :
Chính là chỉ : Mùi mã tại Tỵ , Sửu Mã tại Hợi , Thìn Mã tại Dần , Tuất Ngọ tại Thân. Mà Thìn Tuất Sửu Mùi đều là vị trí của Thổ , đây là lấy nơi sinh là Mã , nên Người sinh Thìn Tuất Sửu Mùi ở vị trí Ngọ, Ngọ là Hỏa lại trở thành Mã tại Phương Nam Cung Ly
Gặp được Cách Cục này ưa Tý Ngọ tương xung - là Phi Mã. 
Gặp Tiên Sách Nhập Cách : Chủ Mệnh nhất định được hiển quý.

13 / Trường Sinh Mã :
Là trên Mã gặp Thực Thần . 
Như Giáp Tý gặp Bính Dần : Dần là Mã của Tý . Trên Mã là Bính. Bính Hỏa là Thực Thần của Giáp Mộc.
Mệnh có Trường Sinh Mã chủ Cát Lợi

14 / Lâm Quan Mã :
Là trên Mã gặp Thiên Ất Quý Nhân . 
Như Đinh Sửu có Đinh Hợi. Hợi là Thiên Ất của Đinh, Hợi là Mã của Sửu.
Mệnh chủ Cát Lợi

15/ Ngũ Mã : 
Ngũ Mã bao gồm :
a) Thiên Địa hợp Mã ( Can Chi hợp Dịch Mã )
b) Lâm Quan Mã ( Trên Mã gặp Thiên Ất Quý Nhân )
c) Khẩu Bảo Mã ( Đà Bảo ) : Mã đầu mang Thiên Tài.
d) Văn Tinh Mã ( Dịch Mã hợp Văn Xương Quý Nhân )
e) Phúc Tinh Mã ( Tài tọa Dịch Mã )

D / Một số loại Dịch Mã khác cũng thường gặp trong Mệnh Lý : 
Tứ ChuyênDanh VịTứ SinhTứ BệnhĐà BảoHàm HoaĐảo Thực.

1/ Tứ Chuyên : 
Như : Thân Tý Thìn Mã tại Dần . Dần gặp Giáp Dần : Là Tứ Chuyên.
+ Thân gặp Canh Thân là Tứ Chuyên. 
+ Tỵ gặp Đinh Tỵ là Tứ Chuyên 
+ Hợi gặp Quý Hợi là Tứ Chuyên
Trong Mệnh có Mã, thích gặp : Chuyên Vượng, Thực Thần .
Kỵ gặp : Không vong , Tử Tuyệt.

2/ Danh Vị : 
Là chỉ trong Mã gặp Thực Thần ( Đây chính là Trường Sinh Mã ).
Ví dụ : + Giáp gặp Bính : Bính là Thực Thần của Giáp. 
+ Ất gặp Đinh : Đinh là Thực Thần của Ất.
Đây là Mã Thượng Đắc Thực Thần. 
Có Danh Vị, Mệnh chủ Cát Lợi.

3/ Tứ Sinh : 
Là chỉ : Tân Tỵ , Giáp Thân , Kỷ Hợi , Bính Dần : có Nạp Âm tự sinh 
Tân Tỵ có Nạp Âm là Kim, Kim Trường Sinh tại Tỵ ; Giáp Thân có Nạp Âm là Thủy, Thủy
Trường Sinh ở Thân ; Kỷ Hợi có Nạp Âm là Mộc, Mộc Trường Sinh tại Hợi ; Bính Dần Nạp 
Âm là Hỏa, Hỏa trường Sinh tại Dần ). 
Có Tứ Sinh , Mệnh chủ Cát.

4/ Tứ Bệnh : 
Là tự Tử , tự Tuyệt .
Ví dụ : Năm có Nạp Âm thuộc Kim, Kim Tuyệt tại Dần. 
Không Cát lợi

5/ Đà Bảo :
Là chỉ : + Mã đầu mang Thiên Tài.
Hoặc Nạp Âm khắc Tài Mã
Ví dụ :
Giáp Tý gặp Mậu Dần : Dần là Mã của Tý. Giáp khắc Mậu : Mậu là Thiên Tài của Giáp. Trường hợp này được gọi là Mã đầu mang Thiên Tài .
Giáp Dần ( Nạp Âm Thủy ) gặp Ngày hoặc Giờ Bính Thân ( Nạp Âm Hỏa ) : 
Thân là Mã của Dần. Thủy của Giáp Dần khắc Hỏa của Bính Thân , nên Bính Thân là Tài của Giáp Dần : Nạp Âm của Giáp Dần khắc Tài Mã. Đây là Nạp Âm khắc Tài Mã.
Mệnh có Đà Bảo thì giàu có. 
Thương Nhân đa phần thích gặp Đà Bảo.

6/ Hàm Hoa : 
Là chỉ Nạp Âm Lâm Quan gặp Mã . 
Ví dụ :
Canh Thân, Nhâm Tý, Mậu Thìn đều có Nạp Âm là Mộc và đều có Mã là Dần. Mộc Lâm Quan ở Dần. Gặp Dần chính là nơi Mã Lâm Quan, lại Sinh Thành Mã ( Thân, Tý, Thìn : Mã ở Dần) .
+ Ất Hợi gặp Ất Tỵ : Ất Hợi có Nạp Âm là Hỏa. Hỏa Lâm Quan tại Tỵ. Tỵ là Mã của Hợi. Nạp Âm của Ất Hợi Lâm Quan gặp Mã. Tứ Trụ có Ất Hợi gặp Ất Tỵ là Mệnh có Hàm Hoa.
+ Đinh Mão gặp Đinh Tỵ : Đinh Mão có Nạp Âm là Hỏa. Hỏa Lâm Quan tại Tỵ. Tỵ là Mã của Mão. Tứ Trụ có Đinh Mão gặp Dinh Tỵ là Mệnh có Hàm Hoa.

Mệnh có Hàm Hoa thì dâm đãng
+ Nữ kỵ nhất là gặp Hàm Hoa,
+ Hàm Hoa càng kỵ người Mệnh Mộc : Ví dụ gặp Canh Dần.
+ Đặc biệt ,Kỷ Mùi gặp Kỷ Tỵ thì rất xấu : Nam thì Dâm đãng, Nữ thì tư tình. 

 

 

III/ CÁT HUNG CỦA DỊCH Mà

Các phần trên đã nói đến cát hung của Dịch Mã trong từng loại Dịch Mã cụ thể . Mục này luận thêm vềDịch Mã một cách khái quát.
1/ Tam Mệnh Thông Hội Trong Tứ Trụ có Mã, trong Mệnh không gặp Không Vong, Phá bại, Giao, Thoái, Phục Thần : nhất định vinh hoa phú quý.
+ Thời Trụ mang Mã là tôn quý nhất.
+ Khố Mã chủ Thiếu Niên vui vẻ. Vượng Mã chủ Trung Niên vinh hiển. Sinh Mã về Già mới toại nguyện, nhưng Quan Chức bình thường và phải xa quê hương mới được bổ nhiệm.
+ Trong Mệnh có Dịch Mã, nếu là :
- Cát Thần : Lớn thì tin vui ngất Trời, nhỏ thì lợi về động.
- Hung Thần : Lớn thì tai vạ ngã lên ngã xuống, nhỏ thì chạy ngược chạy xuôi vất vả. 

2/ Lý Hư Trung : 
Trong Mệnh, gặp được 2 loại Dịch Mã trong Ngũ Mã thì được hiển quý. Nếu Ngũ Mã cùng xuất hiện có thể đạt chức Quan Nhất Phẩm( Xem Mục 15 ở trên ) .

3/ Trẻ Nhỏ và Người Già gặp Mã thì không tốt
+ Trẻ Nhỏ từ 3 đến 12 tuổi : hoặc Mã gặp xung với Tiểu Vận, Thái Tuế ; hoặc gặp Lâm Quan Mã , nếu gặp nhiều thì chủ Mệnh có nạn, gặp nhiều trắc trở. 
+ Người Già trên 50 tuổi hoặc Vận xung Thái Tuế, Mệnh chủ mắc bệnh đau lưng hoặc đau chân, đây giống như Lộc Người Già gặp được, bệnh tật nhiều. Người Trẻ gặp thì đa phần phát bệnh tật. Trong Mệnh, Người Già, Trẻ Nhỏ đều không thích hợp với Dịch Mã, vì Mã trong Mệnh Lý Ngũ Hành Thần bất đãng bất định.

4/ Cung Dịch Mã của Nhật Can gặp xung : Hôn Nhân bất lợi.
Ví dụ : Nhật Trụ là Giáp Dần. trong Tứ Trụ có Thân. Thân là Dịch Mã. Thân khắc Nhật Chi Dần, sợ rằng Hôn Nhân không thuận lợi. 

7/ Dịch Mã rất kỵ Đảo Thực :
. Đảo Thực là gì ? 
Ấn chia thành Thiên Ấn và Chính Ấn. Chính gọi là Ấn hoặc Ấn Thụ. Thiên gọi là Kiêu Thần, hoặc Đảo Thực, hoặc Thôn Đạm Sát. Thực Thần sợ nhất là Đảo Thực, đây là “ Phùng Kiêu tắc đoạt “. Mệnh có Đảo Thực nếu không là đoản thọ thì cũng là Phúc mỏng, bần hàn. Nếu gặp chế hợp thì có thể chuyển hung thành cát.
. Dịch Mã rất kỵ Đảo Thực :
Ví dụ : Ất Dậu gặp Quý Hợi .
+ Quý là Thiên Ấn của Ất, tức Quý là Đảo Thực.
+ Hợi là Mã của Dậu. Hợi Mã bị Quý Thủy phản thực vu ngã.

8/ Học Đường phùng Dịch Mã : Sơn Đẩu Văn Chương.
Trong Tứ Trụ, nếu Nhật Chủ tọa nơi Trường Sinh - vị trí của Học Đường, lại được Dịch Mã Giao Trì, một xung một hợp, lại có khí tượng cao lớn, đồng thời mang theo Tài Tinh, Sát Thần, Quý Nhân là cao quý nhất. 
Người phù hợp với cách cục này nhất định có tài Văn Chương xuất chúng.

 

 


IV / LỘC MÃ

A / Lộc Mã là gì :
Tam Mệnh Thông Hội : 
Lộc và Mã cùng xuất hiện trong Tứ Trụ gọi là Lộc Mã.
Lộc là Tước Lộc, là nguồn dưỡng Mệnh. Mã là gốc phù Thân. Lộc và Mã là hai yếu tố luận đoán quan trọng trong quá trình luận Mệnh của Tứ Trụ. Mã và Lộc cùng gặp nhau là Mệnh Cách giàu sang , phú quý . Nếu Lộc và Mã có trạng thái bất đồng thì chủ về gian khó. 
Chỉ xét Lộc và Mã thôi thì ta cũng đã có những thông tin rất cơ bản về cát hung của Mệnh Cục.

B / Các loại Lộc Mã :
1/ Ngũ Mã :
a/ Thiên Địa hợp Mã
b/ Lâm Quan Mã
c/ Khẩu bảo Mã
d / Văn tinh Mã 
e/ Phúc Tinh Mã 
( Xem Mục II 15 ở trên )

2/ Thiên Lộc, Thiên Mã : 
Lộc và Mã trong Nhật Trụ và Thời Trụ tương giao, tương kiến.
Ví dụ :
Niên Can là Giáp, Nhật Trụ là Bính Dần, Thời Trụ là Nhâm Thân.
Giáp Lộc tại Dần, Dần Mã Tại Thân. Bính được gọi là Thiên LộcNhâm được gọi là Thiên Mã.
Thiên Lộc và Thiên Mã cùng xuất hiện, chủ Cát Lợi

3/ Lộc Mã Đồng Hương ( Lộc Mã Đồng Hành )
Lộc Mã Đồng Hương là : Trên Mã gặp Lộc. Tức là Lộc và Mã cùng gặp nhau tại một Địa Chi. 
Như : + Giáp Tý : Tý Mã ở Dần, Giáp Lộc ở Dần.
Canh Ngọ : Ngọ Mã ở Thân, Canh Lộc tại Thân
+ Sinh vào Ngày Giáp Thìn mà Thời Trụ có Bính Dần là có Lộc Mã Đồng Hương.
Lộc Mã Đồng Hương là Bản Mệnh tốt, có thể làm chức vị cao, Phúc Lộc song toàn
Lộc và Mã đồng hương tại Thời Trụ thì buôn bán ngày càng phát đạt

4/ Lộc Mã Cô Độc :
Đó là Lộc Mã Đông Hương mà Thiên Can của Lộc Mã là Thực Thần.
Như : + Giáp Tý gặp Bính Dần
+ Canh Ngọ gặp Nhâm Thân.
Lộc Mã Cô Độc không cát lợi

5/ Lộc Mã Giao Trì :
Là Lộc Mã Đồng Hương tại Nhật Trụ .
Ví dụ : 
+ Niên Chi là Hợi, Nhật Chi là Tỵ, Thời Can là Bính.
Hợi Mã ở Tỵ , Bính Lộc ở Tỵ.
+ Hợi Mão Mùi gặp Tỵ, Nhật Can là Bính.
+ Thân TÝ Thìn gặp Dần, Nhật Can là Giáp.
+ Tỵ Dậu Sửu gặp Hợi, Nhật Can là Quý.
+ Dần Ngọ Tuất gặp Thân, Nhật Can là Canh.
Lộc Mã Giao Trì là Cát Lợi

6/ Giáp Lộc , Giáp Mã :
Can Chi Niên Trụ không gặp Lộc, không gặp Mã ; nhưng lại gặp Địa Chi mà Lộc đứng trước nó , và Mã đứng sau nó.
Ví dụ : Niên Trụ là Ất Hợi. Trong Tứ Trụ không có Mão ( Lộc của Ất ), không có Tỵ ( Mã của Hợi ), nhưng lại có THÌN. Mão Lộc đứng trước Thìn, Tỵ Mã đứng sau Thìn
( Mão – Thìn – Tỵ ).
Trong trường hợp này, Lộc Mã đan xen, tuy không gặp Lộc Mã, nhưng Lộc Mã tiềm ẩn bên trong, cũng chủ về Cát Lợi.

7/ Bội Lộc Trục Mã.
Bội là đối ngược. Trục là đuổi. Bội Lộc Trục Mã là, Lộc quay lại mà đi, Mã đuổi theo mà tán. Đó là Mệnh Cách Lộc Mã đều mất.
Ví dụ :
Người Quý Hợi được Tháng Giáp Dần.
Quý Lộc ở Tý. Dần đối ngược với Tý.
+ Dịch Mã của Hợi tại Tỵ . Dần Tỵ Hình nhau.
Trước do Hình mà đuổi Mã của nó đi. Sau vì đối ngược mà không thể kịp Lộc.
Người có Mệnh Cách này, chủ cả đời không được phú quý, luôn luôn sợ hãi bất an.

8/ Tuế cưỡi Lộc Mã mang Tài, Quan là Người Anh Hùng 
Tài , Quan của Nhật Chủ ở trên vị trí Lộc, Mã của Thái Tuế ( Năm Sinh ) sẽ là Người Anh Hùng siêu phàm. Nhật Can và Thời Can gặp Đức, Tú là Người Tuấn Kiệt Anh Dũng. 
Phàm là Mệnh Cục Quý Nhân tại Nhật Can , Thời Can gặp Đức, Tú thì Mệnh chủ có tài Văn Chương, có Tài Nghiệp, có thể trở thành Nhân Sĩ Kiệt Xuất.

Luận về Lộc Mã :
Những phần trên đã phân tích Cát Hung của từng loại Lộc Mã, phần này bổ sung thêm một số trường hợp khái quát hơn.
Gặp Lộc chạy nhảy là tốt. Cùng gặp cả Lộc và Mã thì vô cùng cát lợi. Lộc và Mã cùng gặp nhau tại một Địa Chi thì tốt nhất. Nhưng khi bản khí của Tứ Trụ quá vượng thì Lộc Mã lại thành vô dụng.
Tước Lộc nhiều mà Dịch Mã ít thì Mệnh sẽ hao tổn tâm thần và sức lực , Tước Lộc ít mà Dịch Mã nhiều thì người đó có thể đảm đương tốt công việc .

1 / Gặp Dịch Mã là đang Bệnh mà được cứu :
Lịch Lệ nói rằng : Thiên Hậu với Dịch Mã cùng một chỗ . Như vậy là Bệnh , Dịch Mã và Thiên Hậu luôn luôn đồng Cung với nhau
Tổng Yếu Lịch nói : Thiên Hậu là Phúc Thần trong Tháng.
Tào Chấn Khuê nói : Dịch Mã, Ngũ Hành đương lúc Bệnh được thấy Vợ Con, tựa như Người gặp phải bước khốn cùng lại gặp được Vợ Con :
+ Dần Ngọ Tuất là Hỏa Cục, có Dịch Mã là Thân. Hỏa Bệnh ở Thân. Trong Thân có : Canh là Thê, Mậu là Tử. Hỏa khắc Kim, nên Canh là Thê Tài của Hỏa. Hỏa sinh Thổ, nên Mậu là Con của Hỏa .
+ Thân Tý Thìn là Thủy Cục, có Dịch Mã là Dần. Thủy Bệnh tại Dần. Trong Dần có Bính là Thê, có Giáp là Tử.
+ Hợi Mão Mùi là Mộc Cục, có Dịch Mã là Tỵ . Mộc Bệnh tại Tỵ. Trong Tỵ có Mậu là Thê, Bính là Tử. 
+ Tỵ Dậu Sửu là Kim Cục, có Dịch Mã là Hợi . Kim Bệnh tại Hợi. Trong Hợi có Giáp là Thê, có Nhâm là Tử.
Đổng nguyên Kinh nói : Đã Bệnh, lại gặp Vợ, thấy Con : Dịch Mã đã đến. Thiên Hậu, Dịch Mã vậy, Ngũ Hành bị Bệnh được gặp Vợ Con, trở lại được cứu trợ. 
Vì vậy, Dịch Mã lại gọi là Thiên Hậu cũng có ý là “ Tuyệt Xứ Phùng Sinh “ vậy.
Thiên Hâu, chủ sinh dục Vạn Vật, là Mẹ của Vạn Vật, vì vậy lấy Tên ấy. 
Thiên Hậu là Phúc Thần trong Tháng. Ngày đó nên Cầu Thầy chữa bệnh, Cầu Phúc, Lễ Thần.

2 / Lộc Mã không yên : Con Cháu không Tuyệt Tự
Lý Hư Trung : 
a/ Trong Mệnh Cục, Lộc Mã không được nhàn nhã, Lôc Mã phải bôn tẩu ngược xuôi, người này vẫn có con cháu phồn thịnh, không bị Tuyệt Tự.
Ví như, Thời Chi là Tý, tuy đó là vị trí của Tử Tuyệt, nhưng trên các Trụ khác có Lâm Quan ( Lộc ), Dịch Mã tọa ở đất Sinh Vượng, tất con cháu không bị Tử Tuyệt.
b/ Trong Mệnh, có nhiều Chính Quan, không có Lộc Mã : Sẽ có nhiều tai ách cùng tác loạn 

3 / Mệnh Gặp Lâm Quan được Kính trọng, gặp Thiên Mã là Quý Mệnh .

 

 

Fengshuiexpress.net chúc bạn THÀNH CÔNG!
 

 

 

 

Tác giả: Admin | Đã xem: 20554

  • Điểm trung bình của bài viết là: 3.5 trong 2 đánh giá

    Click để đánh giá bài viết

Từ khóa: dịch mã,thiên mã,mã trong tử vi mệnh lý bát tự,có dịch không có mã, Lộc Thần Dịch Mã!, dịch mã để thành công,